Đây là cách để nghệ thuật hát ống ở vùng cao Lai Châu sống mãi
Tuấn Hùng
01/02/2025 2:49 PM (GMT+7)
Hát ống - nghệ thuật truyền thống độc đáo, được người dân vùng cao Lai Châu gìn giữ và phát triển qua nhiều thế hệ bằng cách kết hợp truyền dạy, sáng tạo và quảng bá rộng rãi đến công chúng.
Clip: Nghệ thuật hát ống của người Pú Nả ở Lai Châu.
Nghệ thuật hát ống
Hát ống là phong cách diễn xướng dân gian đặc sắc của một sống
đồng bào dân tộc thiểu số, đến nay vẫn còn lưu truyền trong cộng đồng người
Mông, người Thái và người Pú Nả ở lai Châu.
Hát ống chính là lối hát ví, hát giao duyên đối đáp qua lại vốn
phổ biến trong dân gian. Hát ống mang những đặc trưng của các hoạt động sinh hoạt
âm nhạc cộng đồng truyền thống, hình thức diễn xướng dân ca đơn giản, gắn liền
với cảnh quan thiên nhiên và sinh hoạt đời thường của người dân.
Hát ống cũng là một dạng hát dân ca, được lưu truyền từ lâu đời trong cộng đồng người Pú Nả, người Mông, người Thái ở Lai Châu nói riêng và vùng Tây Bắc nói chung. Ảnh: TH
Những ngày đầu Xuân, chúng tôi có dịp trò chuyện cùng nghệ
nhân Lò Văn Chiến, bản Tả Sín Chải (phường Đông Phong, thành phố Lai Châu, Lai
Châu), ông Chiến cho biết: Hát ống cũng là một dạng hát dân ca được lưu truyền
từ lâu đời. Trong hát dân ca thì hát ống là việc tế nhị nhất, qua những bài hát
để tìm hiểu nhau, giữa bạn trai và bạn gái cần có không gian riêng và phải kín
đáo, với hát ống chỉ cần thông qua 2 ống và 1 đường dẫn để 2 người biết với
nhau.
Điểm độc đáo của loại hình này là người dân sử dụng những chiếc
ống hát tự làm, sẵn có trong thiên nhiên. Đó là những ống tre nứa, được nối
với nhau bằng sợi chỉ lanh. Sợi lanh có tác dụng truyền âm, còn ống hát mang lại
cho người xem cảm giác duyên dáng hơn, cuốn hút hơn.
Để hoàn thiện ống hát, loại tre được lựa chọn rất kỹ lưỡng. Ảnh: TH
Loại ống tre được lựa chọn phải đảm bảo phải là tre già, độ lớn
phải vừa với tay mình cầm, tre gióng thẳng, cắt mang về cho khô rồi mới chế tác;
khi chế tác cần cưa thành 1 đoạn thủng 2 đầu, trước đây thường dùng bong bóng lợn
phơi khô bịt lên 1 mặt của ống, sau đó đến công đoạn 2 là luồn chỉ.
Hát ống là phong cách diễn xướng dân gian đặc sắc của một sống đồng bào dân tộc thiểu số đến nay vẫn còn lưu truyền trong cộng đồng người Mông, người Thái và người Pú Nả. Ảnh: TH
Bảo tồn nghệ thuật hát ống và hát dân ca
Trong những năm gần đây, việc hát dân ca đã mai một dần,
hát ống cũng mai một theo. Mong muốn truyền dạy hát dân ca và duy trì lại các dạng
hát (trong đó có hát ống), các thế hệ người cao tuổi, người có uy tín trong cộng đồng các dân tộc ở Lai Châu đã và đang đẩy mạnh việc truyền dạy nghệ
thuật này cho thế hệ trẻ. Chia sẻ với chúng tôi, chị Thào Thị Hoá, bản Tả Sín
Chải (phường Đông Phong, thành phố Lai Châu, Lai Châu) cho biết: Đến thời con
cháu như chúng em không biết đến tục hát Pú Nả nữa, bây giờ chỉ có các cụ mới biết
hát dân tộc Pú Nả thôi, chúng em mong muốn các cụ truyền lại những tập tục hát ống
của các cụ cho chúng em.
Ngày nay, thế hệ trẻ người Pú Nả ở bản Tủa Sín Chải (thành phố Lai Châu, Lai Châu) nỗ lực học và quảng bá nghệ thuật hát ống ra cộng đồng. Ảnh: TH
Ngày nay, trước sự tiến bộ của xã hội, loại hình nghệ thuật dân
gian hát ống đang có nguy cơ mai một và dần mất đi trong nhiều nhóm dân tộc, đặc
biệt là đối với người Pú Nả ở Lai Châu, chính vì thế rất cần những giải pháp cụ
thể để những làn điệu dân ca này sống mãi với thời gian.
Ông Vàng Văn Kèo, bản Tả Sín Chải (phường Đông Phong, thành phố
Lai Châu, Lai Châu) cho biết: Theo phong tục của người Pú Nả, từ xưa đã có
phong tục hát ống này rồi, ngày nay thế hệ chúng tôi sưu tầm được rất ít.
Nghệ thuật hát ống là một di sản văn hóa quý giá, thông qua chiếc ống âm thanh trong trẻo, ngân nga kết hợp với giọng hát truyền cảm, kể về những câu chuyện lịch sử, thần thoại, tình yêu, tạo nên sức cuốn hút kỳ lạ. Ảnh: TH
Nét độc đáo của nghệ thuật hát ống không chỉ là
âm nhạc mà còn là một phần văn hóa đặc sắc. Âm thanh trầm ấm, du dương được tạo
ra từ chiếc ống tre đơn giản, kết hợp với lời ca truyền tải những câu chuyện,
tâm tư tình cảm của người dân vùng cao. Sự độc đáo nằm ở kỹ thuật thổi ống,
cách luyến láy tinh tế và nội dung ca từ phản ánh đời sống cộng đồng, thiên
nhiên hùng vĩ.
Nghệ thuật hát ống là một di sản văn hóa quý giá, thông qua chiếc ống âm thanh trong trẻo, ngân nga kết hợp với giọng hát truyền cảm, kể về những câu chuyện lịch sử, thần thoại, tình yêu, tạo nên sức cuốn hút kỳ lạ. Hát ống không chỉ là âm nhạc mà còn là sự giao hòa giữa con người với thiên nhiên, thể hiện tâm hồn sâu lắng của người nghệ sĩ.
Những sợi dây nối ống hát của người Pú Nả không chỉ truyền đi thanh âm của những lời hát ví dân ca, mà còn là sợi dây kết nối với nguồn cội. Mong rằng nghệ thuật hát ống cùng những làn điệu dân ca trữ tình của người Pú Nả sẽ không bị lãng quên, sẽ được phục dựng, bảo tồn, phát huy, làm giàu thêm kho tàng văn hóa truyền thống của các dân tộc Việt Nam.
Những câu hát, làn điệu dân ca dân tộc Lào đang được người dân ở bản Hào Nghè (xã Mường Khoa, huyện Tân Uyên, Lai Châu) bảo tồn và phát huy thông qua hoạt động biểu diễn của đội văn nghệ bản trong dịp lễ hội, Tết...
Trở lại Hô Tra (xã Mường Khoa, huyện Tân Uyên, Lai Châu), chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước những đổi thay của bản làng nơi đây; đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào Mông ở Hô Tra đã có nhiều tiến bộ vượt bậc, đáng mừng.
Năm 2024 khép lại, tuy chưa đến thời điểm kết thúc nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ xã nhưng Pắc Ta (huyện Tân Uyên, Lai Châu) đã "cập bến" thành công với nhiều chỉ tiêu đạt và vượt mục tiêu Nghị quyết đề ra.
Hàng Việt đã dần chiếm lĩnh lòng tin của bà con huyện Sìn Hồ (Lai Châu). Tại phiên chợ cuối năm trên vùng cao Sìn Hồ, hình ảnh người dân chọn lựa những sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam đã trở nên phổ biến, từ gói mì, chai dầu ăn, đến vật tư nông nghiệp… đều được người dân tin dùng.
Phát biểu tại buổi đến thăm và chúc Tết Công ty Điện lực Lai Châu, ông Giàng A Tính - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu đề nghị Công ty Điện lực Lai Châu cần cử cán bộ kỹ thuật trực 24/24 giờ, bảo đảm lưới điện phục vụ nhân dân vui Xuân mới.
Những câu hát, làn điệu dân ca dân tộc Lào đang được người dân ở bản Hào Nghè (xã Mường Khoa, huyện Tân Uyên, Lai Châu) bảo tồn và phát huy thông qua hoạt động biểu diễn của đội văn nghệ bản trong dịp lễ hội, Tết...
Trở lại Hô Tra (xã Mường Khoa, huyện Tân Uyên, Lai Châu), chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước những đổi thay của bản làng nơi đây; đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào Mông ở Hô Tra đã có nhiều tiến bộ vượt bậc, đáng mừng.
Năm 2024 khép lại, tuy chưa đến thời điểm kết thúc nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ xã nhưng Pắc Ta (huyện Tân Uyên, Lai Châu) đã "cập bến" thành công với nhiều chỉ tiêu đạt và vượt mục tiêu Nghị quyết đề ra.
Hàng Việt đã dần chiếm lĩnh lòng tin của bà con huyện Sìn Hồ (Lai Châu). Tại phiên chợ cuối năm trên vùng cao Sìn Hồ, hình ảnh người dân chọn lựa những sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam đã trở nên phổ biến, từ gói mì, chai dầu ăn, đến vật tư nông nghiệp… đều được người dân tin dùng.
Phát biểu tại buổi đến thăm và chúc Tết Công ty Điện lực Lai Châu, ông Giàng A Tính - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu đề nghị Công ty Điện lực Lai Châu cần cử cán bộ kỹ thuật trực 24/24 giờ, bảo đảm lưới điện phục vụ nhân dân vui Xuân mới.