Mở cửa giao dịch sáng nay (14/9), giá vàng SJC tại thị trường Hà Nội được Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết ở mức 66,05 - 66,87 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), giảm 200.000 đồng/lượng ở cả chiều mua vào và bán ra so với phiên hôm qua.
Ở thị trường TP.HCM, giá vàng SJC cũng được doanh nghiệp này niêm yết ở mức 66,05 - 66,85 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), giảm 200.000 đồng/lượng ở cả chiều mua vào và bán ra.
Tại Công ty Vàng bạc đá quý Phú Quý niêm yết giá vàng SJC ở mức 66 - 66,8 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), giảm 150.000 đồng/lượng ở cả chiều mua vào và bán ra so với phiên hôm qua.
Trong khi đó, thương hiệu DOJI lại giảm khá mạnh. Tại thị trường Hà Nội, DOJI niêm yết ở mức 65,8 - 66,8 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), giảm 350.000 đồng/lượng ở chiều mua vào và giảm 150.000 đồng/lượng ở chiều bán ra.
Tại thị trường TP.HCM, giá vàng DOJI niêm yết ở mức 65,9 - 66,8 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), giảm 250.000 đồng/lượng ở chiều mua vào và giảm 100.000 đồng/lượng ở chiều bán ra.
Trên thị trường vàng thế giới, lúc 9 giờ sáng nay (giờ Hà Nội), giá vàng thế giới tại thị trường châu Á giao dịch quanh ngưỡng 1.698 USD/ounce, giảm hơn 24 USD/ounce so với giao dịch phiên sáng qua.
Đến khoảng 9h 30 phút, giá vàng thế giới hồi phục nhẹ về mức 1.702,67 USD/ounce. Giá vàng thế giới nhìn chung có giảm -1.32% trong 24 giờ qua, tương ứng với giảm -22.84 USD/ounce.
Trước đó, chốt phiên tại thị trường Mỹ đêm qua - rạng sáng nay (giờ Hà Nội), giá vàng thế giới giao ngay đứng trên mức 1.702 USD, cũng giảm hơn 24 USD/ounce so với chốt phiên trước tại thị trường này.
Nguyên nhân đẩy giá vàng giảm mạnh, là do đêm qua – rạng sáng nay (giờ Hà Nội), Mỹ đã công bố chỉ số CPI tháng 8 tăng ở mức 8,3% so với cùng kỳ năm trước, dù thấp hơn mức của tháng 7 là 8,5%, nhưng lại cao hơn dự đoán trước đó là 8,1%. Chỉ số CPI lõi tháng 8 tăng 0,6%, cao hơn nhiều mức tăng của tháng trước và dự báo là 0,3%.
Sau thông tin chỉ số CPI của Mỹ không như kỳ vọng, thị trường chứng khoán Mỹ đã chìm trong sắc đỏ. Cả 3 chỉ số chính đều giảm điểm sâu mất từ hơn 3% đến trên 5%. Ngược lại đồng USD tăng mạnh, còn giá vàng lao dốc.
Chỉ số Dollar-Index – đo lường sức mạnh đồng USD so với 6 đồng tiền chủ chốt trong giỏ thanh toán quốc tế đã tăng mạnh 1,47% lên mức 109.900 điểm vào lúc 7 giờ 50 phút sáng nay (giờ Hà Nội). Ngược lại, giá vàng đã lao dốc mất 1,38% sơ với phiên trước đó.
Giá vàng giảm được chuyên gia nhận định là do, sau khi lạm phát không như kỳ vọng thị trường đã chuyển hướng dự báo Cục dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ tăng mạnh lãi suất vào kỳ họp tuần tới. Mức tăng được dự đoán hiện tại không còn là 0,75% như trước mà khả năng sẽ là 1%.
Theo Bộ Công Thương, nếu Nhà nước không có công cụ kiểm soát giá xăng dầu, sẽ có thể gây thiếu hụt, đứt gãy nguồn cung và hiện tượng thiếu hàng, sốt giá ở vùng sâu, vùng xa.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Sở Công Thương TP.HCM yêu cầu các đơn vị tăng cường biện pháp quản lý giá, đảm bảo cung cầu hàng hóa, ổn định thị trường các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu trên địa bàn dịp cuối năm 2024 và dịp Tết.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hôm nay 18/11 nối lại việc bán vàng miếng SJC ra thị trường thông qua 4 ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước và công ty SJC; giá bán là 83,5 triệu đồng/lượng.
Vàng miếng lẫn vàng nhẫn tại nhiều cửa hàng TP.HCM sáng nay hết sạch. Trong khi đó, các công ty tăng mạnh giá mua vào để thu hút vàng từ người dân.
Giá vàng thế giới đang ở vùng thấp nhất tính từ giữa tháng 9 trong bối cảnh đồng USD và tiền điện tử (cụ thể là Bitcoin) tăng giá mạnh từ khi ông Donald Trump -- người ủng hộ tiền điện tử -- đắc cử tổng thống Mỹ ngày 6/11.