Chủ nhật, 28/04/2024

Dòng vốn bị "nghẽn", hàng triệu tỷ đồng tiền gửi nằm chờ trong nhà băng

04/09/2023 8:36 AM (GMT+7)

Tiền gửi tiết kiệm của người dân tăng vọt lên hơn 6,38 triệu tỷ đồng, trong khi đó, dòng tiền "chảy" ra nền kinh tế đang gặp khó khăn khiến tăng trưởng tín dụng thấp nhất trong vòng 10 năm qua.

Dòng vốn bị "nghẽn", hàng triệu tỷ đồng tiền gửi nằm chờ trong nhà băng - Ảnh 1.

Số liệu mới nhất của NHNN cho thấy, tiền gửi tiết kiệm của người dân vào ngân hàng tăng liên tục từ tháng 9 năm ngoái đến nay. Ảnh: Vietbank

NHNN vừa công bố số liệu mới nhất về tổng lượng tiền gửi của dân cư và tổ chức kinh tế vào hệ thống ngân hàng tính đến hết tháng 6/2023. Theo đó, tổng tiền gửi đã đạt mức cao nhất kể từ trước đến nay với hơn 12,3 triệu tỷ đồng.

Trong đó, tiền gửi tiết kiệm của dân cư đến cuối tháng 6 đạt hơn 6,38 triệu tỷ đồng, tăng 8,82% so với cuối năm 2022 (tương đương tăng hơn 429.000 tỷ đồng), đánh dấu tháng tăng liên tiếp thứ 8 liên tiếp kể từ tháng 10 năm ngoái.

Trong khi đó, tiền gửi của các tổ chức kinh tế cũng bất ngờ tăng trở lại trong tháng 6 với 235.438 tỷ đồng được gửi thêm vào hệ thống ngân hàng. Trước đó, tiền gửi các tổ chức tín dụng đã giảm 5 tháng liên tiếp. 

Lũy kế đến tháng 6 vừa qua, lượng tiền gửi của tổ chức kinh tế đạt hơn 5,98 triệu tỷ đồng, tăng nhẹ 0,51% so với cuối năm ngoái. Trong khi trước đó, đến hết tháng 5 tiền gửi các tổ chức kinh tế thậm chí đã giảm 3,45% so với cuối 2022.

Đáng lưu ý, ở chiều ngược lại, tăng trưởng tín dụng tính đến tháng 7/2023 giảm mạnh từ trước đến nay. Cụ thể, tín dụng nền kinh tế 7 tháng đầu năm thấp hơn nhiều so với cùng kỳ các năm trước, đạt khoảng 12,47 triệu tỷ đồng, tăng 4,56% so với cuối năm 2022. Như vậy, nếu xét theo công bố trước đó, tăng trưởng tín dụng toàn nền kinh tế đến cuối tháng 4, tháng 5, tháng 6 đạt lần lượt 3,03 - 3,27 - 4,73%, thì tín dụng đã tăng trưởng âm trong tháng 7.

Các chuyên gia của WB cũng nhấn mạnh, việc hỗ trợ bằng chính sách tài khóa nên được thực hiện song hành với việc tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ, nhưng dư địa để nới lỏng thêm không còn nhiều.

Vì nhu cầu tín dụng vẫn tiếp tục ở mức thấp mặc dù lãi suất đã giảm, việc cắt giảm lãi suất thêm nữa chưa chắc đã đem lại hiệu ứng mong muốn nhằm thúc đẩy tăng trưởng tín dụng.

Bên cạnh đó, cắt giảm lãi suất sẽ làm tăng chênh lệch lãi suất với các thị trường trên toàn cầu, có khả năng gây áp lực cho tỷ giá. Trong trung hạn, chính sách tài khóa có thể giúp nâng cao tính bền vững cho tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.

Liên quan đến tăng trưởng tín dụng đã chững lại thời gian qua, chuyên gia kinh tế Trương Hiền Phương, Giám đốc cấp cao Chứng khoán KIS Việt Nam, nhận định, có nhiều nguyên nhân khiến tăng trưởng tín dụng "chững lại" thời gian qua.

Thứ nhất, trong suốt thời gian vừa qua, tình hình trái phiếu doanh nghiệp làm cho hầu hết các DN gặp khó khăn nhất định, mà số đông là các DN bất động sản. Và cần phải biết rằng, khách hàng lớn của ngành ngân hàng là từ các DN bất động sản là chính.

"Chúng ta có thể vay 1 tỷ, 2 tỷ, hoặc vài chục tỷ đồng, trong khi các DN bất động sản thì thường vay tới vài trăm tỷ, thậm chí vài nghìn tỷ đồng. Trong bối cảnh thị trường bất động sản gặp khó khăn như hiện nay, một số DN thậm chí còn phải nhờ tới sự chỉ đạo từ Chính phủ, thành lập tổ công tác để gỡ khó… Vì vậy , họ rất khó vay vốn để phát triển kinh doanh. Khi các DN bất động sản không vay vốn để phát triển kinh doanh được sẽ kéo theo sự trì trệ của hàng loạt ngành khác. Khi đó, tín dụng khó có thể tăng trưởng được", ông Phương phân tích.

Thứ hai, thời gian vừa qua nền kinh tế cũng trải qua giai đoạn khó khăn nên rất nhiều DN phá sản. Những DN còn lại thì cũng co cụm, không dám đẩy mạnh việc tái đầu tư, tái sản xuất kinh doanh, đầu tư phát triển… nên nhu cầu vay vốn không cao, nên tốc độ  tăng trưởng tín dụng cũng không cao.

Dòng vốn bị "nghẽn", hàng triệu tỷ đồng tiền gửi nằm chờ trong nhà băng - Ảnh 3.

Dòng tiền chảy ra nền kinh tế lại đang chững lại... Ảnh minh họa: Quốc Hải

Nguyên nhân cuối cùng, việc tiếp cận dòng vốn từ ngân hàng cũng đòi rất nhiều điều kiện, trong khi thời gian vừa qua đa số các DN gặp khó khăn nên có thể chưa đáp ứng đủ các yêu cầu, các điều kiện để vay vốn ngân hàng. Điều này dẫn đến khả năng giải ngân để vay vốn mới sẽ thấp hơn những năm trước.

Với bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế hiện nay, định hướng tăng trưởng tín dụng của Ngân hàng Nhà nước trong năm 2023 khoảng 14-15% nhiều khả năng khó khả thi.

Vì vậy, theo các chuyên gia kinh tế, để hỗ trợ nền kinh tế phục hồi không chỉ có chính sách tiền tệ nới lỏng mà cần kết hợp các chính sách hỗ trợ khác, đặc biệt là chính sách tài khóa.

Trong báo báo mới phát hành của Ngân hàng Thế giới (WB), các chuyên gia của WB cho rằng nền kinh tế Việt Nam gặp khó khăn, do tổng cầu yếu đi và tăng trưởng giảm tốc xuống dưới mức tiềm năng đòi hỏi phải có những hỗ trợ chính sách chủ động.

Theo đó, WB khuyến nghị, chính sách tài khóa của Việt Nam cần đóng vai trò chủ đạo hơn trong thời gian tới, đảm bảo ngân sách đầu tư năm 2023 được triển khai tốt hơn rõ rệt, do dư địa tài khóa còn dồi dào. Bên cạnh việc thúc đẩy đầu tư công, các chính sách nhằm hỗ trợ người lao động và các hộ gia đình bị ảnh hưởng khi kinh tế chững lại thông qua nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống đảm bảo an sinh xã hội cũng là cách để hỗ trợ cho tổng cầu...

Từ đầu năm đến nay, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã sâu sát, thường xuyên, quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành để khơi thông nguồn vốn cho nền kinh tế. Trong đó tập trung tiếp tục tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn liên quan đến việc giảm lãi suất cho vay, tăng khả năng tiếp cận vốn và hấp thụ vốn, thúc đẩy phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp và thị trường bất động sản... qua đó góp phần thúc đẩy tăng trưởng.

Đến cuối tháng 8, lãi suất điều hành đã liên tục được điều chỉnh giảm 4 lần với mức giảm từ 0,5 - 2%/năm, trong bối cảnh lạm phát và lãi suất thế giới liên tục tăng và neo ở mức cao. Các ngân hàng thương mại cũng đã triển khai nhiều gói tín dụng ưu đãi, nhằm kích thích nhu cầu vay vốn.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Với độ mở lớn, kinh tế Việt Nam chịu tác động ra sao từ Fed, vàng và USD?

Với độ mở lớn, kinh tế Việt Nam chịu tác động ra sao từ Fed, vàng và USD?

Tỷ giá USD/VND hiện nay đã tăng 4,5% so với đầu năm, cao hơn 1% so với mức mất giá bình quân dưới 3,5% trong gần 10 năm qua. Các nhà điều hành phải đưa ra một loạt các chính sách kết hợp nhằm ngăn chặn sự giảm giá của đồng VND.

Phiên đấu thầu vàng lần thứ 2 bị huỷ: Chuyên gia tài chính nói gì?

Phiên đấu thầu vàng lần thứ 2 bị huỷ: Chuyên gia tài chính nói gì?

Phiên đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng sáng nay (ngày 25/4) tiếp tục bị huỷ. Ngân hàng Nhà nước thông báo nguyên nhân do chỉ có 1 đơn vị nộp phiếu dự thầu.

Tạm biệt trường chuyên cấp 2: Những vấn đề còn bỏ ngỏ

Tạm biệt trường chuyên cấp 2: Những vấn đề còn bỏ ngỏ

Rào cản lớn nhất hiện nay là những góc nhìn không đồng thuận với sự tồn tại của "trường chuyên, lớp chọn" từ cấp THCS. Nhưng đừng quên nhu cầu giáo dục trong một xã hội đang phát triển là rất đa dạng.

Vì sao tỉ giá chưa hạ nhiệt dù Ngân hàng Nhà nước tuyên bố bán USD can thiệp?

Vì sao tỉ giá chưa hạ nhiệt dù Ngân hàng Nhà nước tuyên bố bán USD can thiệp?

Giá USD ở các ngân hàng thương mại tiếp tục tăng lập đỉnh mới sau thông tin Ngân hàng Nhà nước bắt đầu bán ngoại tệ can thiệp thị trường từ 19-4

Động thái lạ của đơn vị chế biến khi giá cà phê tăng phi mã

Động thái lạ của đơn vị chế biến khi giá cà phê tăng phi mã

Giá cà phê nhân đã thiết lập kỷ lục mới khi đạt mức hơn 123.000 đồng/kg. Nguyên liệu tăng giá nhưng qua khảo sát, các sản phẩm chế biến sâu phục vụ khách hàng vẫn “nằm im’.

Ế khách thuê xe tự lái chơi lễ

Ế khách thuê xe tự lái chơi lễ

Kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5 kéo dài 5 ngày được xem là cơ hội cho các ứng dụng (app) cho thuê xe tự lái "hốt bạc". Song thực tế, đến thời điểm này, số lượng khách đặt thuê xe mới đạt khoảng 20%, thấp hơn mức 50% trong dịp lễ này năm ngoái.