Thứ hai, 30/12/2024

EU gỡ bỏ tần suất kiểm soát một số mặt hàng rau gia vị của Việt Nam

02/02/2023 6:00 AM (GMT+7)

Mới đây, Ủy ban châu Âu (EU) đã thông báo về việc áp dụng tạm thời các biện pháp kiểm soát chính thức và khẩn cấp một số thực phẩm được nhập khẩu vào EU trong 6 tháng đầu năm 2023.

Ngày 27-1 vừa qua, EU đã đăng công báo Quy định số (EU) 2023/174, ban hành ngày 26-1-2023, sửa đổi Quy định (EU) 2019/1793 về việc áp dụng tạm thời các biện pháp kiểm soát chính thức và khẩn cấp một số thực phẩm được nhập khẩu vào EU.

EU gỡ bỏ tần suất kiểm soát một số mặt hàng rau gia vị của Việt Nam - Ảnh 1.

Công nhân chế biến hàng xuất khẩu tại một doanh nghiệp ở TP Hồ Chí Minh. Ảnh: SGGP

Theo đó, đối với Việt Nam, các mặt hàng gia vị vốn bị kiểm soát ở mức 50% tại lần thông báo trước như rau mùi, húng quế, bạc hà, mùi tây đã được đưa ra khỏi danh mục kiểm soát. Hiện tại chỉ còn ớt nằm trong danh mục kiếm soát tại cửa khẩu của EU với tần suất kiểm chất lượng là 50%.

Tuy nhiên, đậu bắp đã bị chuyển từ phụ lục I sang phụ lục II với yêu cầu chứng thư kiểm soát thuốc trừ sâu của Việt Nam và tần suất kiểm tra thuốc bảo vệ thực vật tại cửa khẩu EU là 50%.

Thanh long và mỳ tôm vẫn nằm trong phụ lục II với yêu cầu chứng nhận thuốc bảo vệ thực vật của Việt Nam và tần suất kiểm tra tại cửa khẩu EU là 20%. Quy định này sẽ có hiệu lực vào ngày thứ 20 kể từ ngày đăng công báo.

Trước đó, vào ngày 23-1, EU cũng đăng công báo quy định implementation regulation (EU) 2023/147 ngày 20-1-2023 về sửa đổi phụ lục II, III và V của quy định 396/2005 về ngưỡng dư lượng cyromazine, topramezone và triflumizole trong hoặc trên một số sản phẩm.

Theo đó, ngưỡng của các chất trừ sâu, diệt cỏ, diệt nấm này được quy định cụ thể với các loại rau, quả, trà, động vật, nội tạng động vật. Quy định này có hiệu lực sau 20 ngày đăng công báo và sẽ được áp dụng sau 6 tháng quy định có hiệu lực.

Các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thực phẩm, các sản phẩm có nguồn gốc động, thực vật cần sớm cập nhật để thực hiện đúng quy định mới tại thị trường này.

Tiềm năng thị trường, nhu cầu tiêu dùng rau quả nhiệt đới mới lạ tại EU tăng cao, trong đó sản phẩm rau quả tươi tăng từ 15-20%/năm; sản phẩm chế biến tăng trên 30%. Quy định thủ tục đối với sản phẩm thực vật của EU theo hướng hậu kiểm, khác với quy định một số nước như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc.

Theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thị trường EU ngày càng có nhu cầu cao đối với các loại rau quả nhiệt đới của Việt Nam. Chất lượng rau quả của Việt Nam ngày càng cải thiện, có khả năng cạnh tranh, thâm nhập thị trường.

Nhiều dòng rau quả nếu như trước đây chịu mức thuế suất 10-20% thì nay về 0%, tạo lợi thế cạnh tranh rất lớn đối với các nước chưa có FTA như Thái Lan, Trung Quốc và một số nước châu Mỹ Latinh.

Theo QĐND

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Vàng sẽ tiếp tục đà tăng giá mạnh trong cả năm 2025

Vàng sẽ tiếp tục đà tăng giá mạnh trong cả năm 2025

Chuyên gia quốc tế từ Singapore nhận định tăng trưởng kinh tế chậm lại và rủi ro địa chính trị sẽ gây áp lực lên giá dầu và giá đồng mặc dù giá vàng sẽ tiếp tục đà tăng trưởng mạnh trong cả năm 2025.

Loay hoay tìm cách thu thuế từ kinh doanh thương mại điện tử

Loay hoay tìm cách thu thuế từ kinh doanh thương mại điện tử

Ngành thuế Việt Nam đang không ngừng mở rộng và hoàn thiện cơ sở dữ liệu về thương mại điện tử để rà soát, quản lý người nộp thuế. Đồng thời, các giải pháp công nghệ cao cũng được áp dụng nhằm điều chỉnh doanh thu hoặc xử lý truy thu thuế trong lĩnh vực này.

Giá vàng hôm nay bật tăng

Giá vàng hôm nay bật tăng

Giá vàng hôm nay 27/12 ghi nhận đồng loạt tăng mạnh ở cả trong nước và trên thế giới. Vàng hưởng lợi từ căng thẳng địa chính trị và sự suy yếu của đồng bạc xanh.

Giữa mùa bội thu, vì sao nhiều quán cà phê ngậm ngùi chia tay thị trường?

Giữa mùa bội thu, vì sao nhiều quán cà phê ngậm ngùi chia tay thị trường?

Áp lực chi phí, thay đổi mô hình kinh doanh và sức ép cạnh tranh là những lý do chính khiến ngành cà phê phải "sang trang".

TP.HCM dành tới 22.000 tỷ đồng để bình ổn thị trường Tết

TP.HCM dành tới 22.000 tỷ đồng để bình ổn thị trường Tết

TP.HCM dành tới 22.000 tỷ đồng cho chương trình bình ổn thị trường năm 2024 và cung ứng hàng hóa Tết Ất Tỵ 2025, nhiều mặt hàng giảm giá sâu.

Bất ngờ với số lượng lớn nón Sơn giả vừa bị tiêu hủy

Bất ngờ với số lượng lớn nón Sơn giả vừa bị tiêu hủy

Cục thi hành án dân sự TP.HCM phối hợp với Viện Kiểm Sát, Công ty TNHH thời trang Nón Sơn cùng các ban ngành tiến hành giám sát việc tiêu hủy số lượng lớn nón Sơn giả nhãn hiệu ước tính khoảng 40 tỷ đồng tại Khu công nghiệp Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh.