Giá dầu thế giới tăng trở lại, khiến giá xăng dầu trong nước cũng tăng cao, vượt mức kỷ lục hơn 30.000 đồng/lít đã tác động trực tiếp đến lĩnh vực giao thông vận tải, kéo theo giá các mặt hàng thiết yếu, giá vật tư nông nghiệp cũng tăng theo đã làm xáo trộn cuộc sống của người dân.
Kỳ điều hành tới dự báo giá xăng tiếp tục tăng, vượt mốc 30.000 đồng/lít. Nhiều ý kiến cho rằng cần giảm thêm thuế, về lâu dài cần xây dựng chiến lược dự trữ xăng dầu quốc gia.
TS Bùi Ngọc Sơn, Viện Kinh tế và Chính trị thế giới, nhấn mạnh bất ổn tỷ giá và lạm phát sẽ là những yếu tố tác động lớn đến kinh tế Việt Nam trong năm nay.
Trong báo cáo về tình hình kinh tế Việt Nam, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) nhận định, cuộc chiến Nga – Ukraine đang có những tác động đến kinh tế Việt Nam, trong đó có áp lực gia tăng lạm phát.
Xung đột Nga - Ukraine gây nhiều tác động xấu đến nền kinh tế toàn cầu. Chỉ số giá tiêu dùng của các mặt hàng thiết yếu gia tăng nhanh chóng, các chuỗi cung ứng hàng hóa bị xáo trộn. Là nước có độ mở kinh tế cao và hội nhập sâu, Việt Nam cũng phải chịu hàng loạt ảnh hưởng tiêu cực từ cuộc khủng hoảng này.
Giá dầu thô toàn cầu giảm mạnh trong phiên giao dịch gần nhất sau khi UAE lên tiếng ủng hộ việc bơm thêm dầu vào thị trường.
Phản ứng với giá dầu thế giới tăng vọt lên “đỉnh” 14 năm, cổ phiếu dầu khí liên tục xanh tím bất chấp thị trường chung giảm điểm. Theo các chuyên gia, nhà đầu tư cần cẩn trọng vì mức độ tăng giá những ngày qua đã khiến cho nhóm cổ phiếu dầu khí, hỗ trợ khai khoáng đặt chân vào vùng rủi ro…
Giá dầu thế giới tăng hơn 10 USD/thùng so với tuần trước. Có thời điểm giá dầu áp sát mốc 140 USD/thùng, khi Nhà Trắng thảo luận kế hoạch cấm vận dầu từ Nga.
Các lệnh cấm vận mới đối với Nga tiếp tục đẩy giá xăng dầu tăng dựng đứng. Dầu thô thế giới sáng nay vọt lên mốc 115 USD/thùng.
Sau khi những lo ngại lâu nay về khả năng xung đột quân sự liên quan tới Nga và Ukraine đã trở thành sự thực, giá dầu thế giới đã tăng vọt hơn 8%, vượt ngưỡng 105 USD/thùng.