Trước diễn biến khó lường của giá dầu thế giới, chính phủ nhiều nước đã và đang ráo riết tìm phương án nhằm hạ nhiệt giá nhiên liệu trong nước.
Tại Pháp, chính phủ nước này trợ giá 0,16 USD/lít xăng và dầu diesel; Ireland hay Bồ Đào Nha cũng có động thái cắt giảm thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng và dầu diesel; Ấn Độ xả 5 triệu thùng dầu và Anh xả 1,5 triệu thùng; Mỹ xả 50 triệu thùng dầu vào tháng 11/2021 và từ tháng 5, nước này tiếp tục xuất một triệu thùng dầu/ngày, liên tục trong 6 tháng... nhằm mục đích hạ nhiệt giá xăng dầu.
Là một trong những công cụ giúp “hãm” đà tăng của giá xăng dầu hiệu quả nhưng hiện nay quỹ bình ổn giá xăng dầu của Việt Nam đang ở mức âm gần 170 tỷ đồng. Cụ thể, theo số liệu của Bộ Tài chính, đến hết quý I, quỹ này âm 169,9 tỷ đồng. Đáng chú ý, số dư quỹ tại Petrolimex và PV Oil đã âm hơn 1.500 tỷ đồng.
Trong bối cảnh quỹ bình ổn âm nặng, giá xăng dầu kỳ điều hành tới dự báo tiếp tục tăng, nhiều chuyên gia cho rằng bên cạnh việc giảm thêm các loại thuế, phí, Chính phủ cần xây dựng kho dự trữ quốc gia riêng và nâng mức dự trữ xăng dầu để ổn định nguồn cung, chủ động điều tiết giá.
Chỉ sử dụng trong tình huống đặc biệt
Tại phiên trả lời chất vấn Ủy ban Thường vụ Quốc hội diễn ra tháng 3 vừa qua, Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết hiện quốc gia chưa có hệ thống kho dự trữ riêng mà giao việc dự trữ này cho các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp đầu mối. Hơn nữa, số lượng dự trữ xăng dầu cũng ở mức thấp, chỉ đáp ứng nhu cầu 5-7 ngày.
"Nhưng nguồn này chỉ được sử dụng trong tình huống đặc biệt, chứ không tung ra trong hoàn cảnh như hiện nay. Bộ đã và đang có lộ trình để trình cấp có thẩm quyền xem xét thiết kế lại mô hình quản lý quỹ dự trữ này. Đồng thời sẽ tham mưu nâng mức dự trữ để có thể đáp ứng nhu cầu tiêu dùng 1-2 tháng", ông nói.
Chia sẻ thêm về vấn đề dự trữ xăng dầu, ông Trần Duy Đông, Vụ trưởng Vụ thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết trong Quyết định 1030 của Thủ tướng về phát triển hệ thống dự trữ dầu thô và xăng dầu, Bộ đã xây dựng theo khuyến cáo của Tổ chức năng lượng thế giới.
"Cụ thể, để đảm bảo an ninh năng lượng như các quốc gia khác, tổng quy mô hệ thống dự trữ dầu thô và các sản phẩm xăng dầu của Việt Nam cần đạt tối thiểu 90 ngày nhập ròng. Và khi xây dựng Nghị định 95, chúng tôi cũng đã bàn rất kỹ, trong dự trữ có 3 loại: Dự trữ quốc gia, sản xuất, lưu thông phân phối", ông nói với Zing.
Theo đó, ông Đông cho biết trong dự trữ lưu thông phân phối, Bộ đã xây dựng thương nhân đầu mối dự trữ tối thiểu 20 ngày và thương nhân phân phối 5 ngày, tương đương 25-30 ngày nhập khẩu ròng; trong khối sản xuất phải 30-35 ngày dự trữ.
Về dự trữ quốc gia, hiện cơ chế dự trữ quốc gia chưa có hệ thống kho riêng nên giao dự trữ cho các doanh nghiệp đầu mối. Theo đó, Bộ Công Thương sẽ có đề xuất với Chính phủ đầu tư hơn về mặt tài chính, xây dựng các kho dự trữ chiến lược, tách dự trữ quốc ra khỏi dự trữ lưu thông phân phối, không gửi ở doanh nghiệp nữa và can thiệp bằng thuế, phí.
Về quỹ bình ổn, lãnh đạo Vụ thị trường trong nước cho biết tác dụng của quỹ là để giữ giá xăng dầu. Khi giá thế giới biến động 40-60%, liên Bộ đã cố gắng giữ giá ở mức chịu đựng được của nền kinh tế để hỗ trợ cho doanh nghiệp, người dân nên giá xăng dầu trong nước chỉ tăng 24-40%.
"Trong bối cảnh quỹ này có hạn, Bộ Công Thương đã mạnh dạn đề xuất giảm 50% thuế bảo vệ môi trường, nhưng chúng ta phải tính dài hơi, có thêm kịch bản khi giá xăng dầu biến động mạnh hơn. Theo đó, nếu giá tăng lên 130-150 USD/thùng thì Bộ đề xuất tiếp tục giảm các thuế môi trường, tiêu thụ đặc biệt, VAT...", ông Đông nói.
Dự báo giá xăng tiếp tục tăng, vượt 30.000 đồng/lít
Dữ liệu từ Bộ Công Thương cho thấy giá xăng, dầu thành phẩm trên thị trường Singapore cập nhật đến ngày 17/5 tăng nhẹ so với kỳ trước. Cụ thể, bình quân xăng RON 92 (loại dùng pha chế xăng E5 RON 92) là 137,6 USD/thùng; xăng RON 95 là 141,44 USD/thùng.
Trong khi đó, bình quân giá thành phẩm xăng dầu thế giới kỳ điều hành trước ở mức 136,96 USD/thùng xăng RON 92; 141,09 USD/thùng xăng RON 95.
Trao đổi với Zing, lãnh đạo một doanh nghiệp đầu mối phía Nam cho biết so với 10 ngày trước, giá xăng bán lẻ trong nước đang thấp hơn giá thành phẩm tại Singapore là khoảng 500-600 đồng/lít, dầu cao hơn giá thành phẩm khoảng 600-1.000 đồng/lít.
Do đó, kỳ điều hành tới giá xăng sẽ tiếp tục tăng khoảng 500-600 đồng/lít hoặc tăng ít hơn. Điều này còn tùy thuộc vào cơ quan điều hành tính toán có chi quỹ bình ổn hay không.
Theo dữ liệu từ Trading Economics, giá dầu thô thế giới lúc 23h ngày 19/5 (theo giờ Việt Nam) giá dầu thô WTI và Brent được giao dịch ở mức 110 USD/thùng, tăng 0,2-1%.
Nói với Zing, chuyên gia quốc tế giải thích giá dầu thế giới tăng cao nhờ những thông tin tích cực về tình hình dịch bệnh tại Trung Quốc. Tuy nhiên, đà tăng của giá dầu vẫn chưa trở lại mạnh mẽ vì một số lực cản.
Ngày 19/5, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông báo kết luận về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2021, các tháng đầu năm 2022. Theo đó, cơ quan này đề xuất Chính phủ cần có giải pháp ổn định thị trường, nhất là mặt hàng thiết yếu như than, xăng dầu, vật liệu xây dựng...
Phó thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải khẩn trương chủ trì, phối hợp với UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu báo cáo rõ việc nghiên cứu, triển khai phương án đầu tư Cảng hàng không Côn Đảo.
Tình hình buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới trong tháng 9/2024 tiếp tục diễn biến phức tạp, gia tăng các vụ việc vi phạm có dấu hiệu hình sự.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị khẩn trương xử lý dứt điểm các các dự án bất động sản, nhà ở xã hội gặp khó khăn, vướng mắc pháp lý, đình trệ do quá trình triển khai thực hiện kéo dài, pháp luật qua các thời kỳ có nhiều thay đổi.
Tính đến thời điểm này, tỷ lệ giải ngân đầu tư công của TP.HCM chỉ ở mức gần 20%. Thành phố đang tập trung giải quyết những vướng mắc để đạt kết quả, ít nhất là 95% kế hoạch vốn được giao
Không khí lạnh tăng cường khiến nhiệt độ tại TP.HCM có thể lạnh dưới 20 độ C trong nửa cuối tháng 12 năm nay.
Giá dầu tăng vào ngày 2/10 do lo ngại xung đột ở Trung Đông có thể biến thành một cuộc chiến tranh rộng lớn hơn và làm gián đoạn nguồn cung dầu từ Iran.