Điều đáng nói là nhiều doanh nghiệp, hộ kinh doanh cho biết không muốn tăng giá dịch vụ nhưng nhiều lý do khác nhau, áp lực buộc phải tăng giá.
Là chủ quán bún mắm nổi tiếng ở đường Cửu Long (quận 10, TP.HCM), chị Thúy Hà, 37 tuổi cho biết tình hình kinh doanh gần đây có dấu hiệu khởi sắc rõ ràng. “Số lượng đơn hàng đặt qua ứng dụng, khách sử dụng tại chỗ đều tăng. Tuy nhiên mối lo lớn nhất hiện nay là quán buộc phải tăng giá do giá tôm, mực, cá lóc, rau, bún... đều tăng theo. Đó là chưa kể chi phí phòng, chống dịch cho quán và nhân viên nữa.
Trước bán một bát bún thường giá 40.000 đồng, bát đặc biệt từ 50.000 tới 60.000 đồng/bát nhưng mới đây đã phải tăng thêm 5.000 đồng mỗi bát bún mắm để đảm bảo chất lượng được giữ nguyên. “Thực sự vợ chồng tôi cũng đắn đo lắm, bởi mình bán giá này đã hơn 3 năm rồi. Giờ tăng lên chắc sẽ có một số khách hàng phải cân nhắc khi ăn. Tôi làm quán này gần 15 năm, đây là lần thứ 3 phải tăng giá bán”, chị Thúy Hà chia sẻ.
Thực tế, không riêng gì quán bún mắm của chị Thúy Hà mà hầu hết các hộ kinh doanh đồ ăn trên địa bàn TP.HCM đều đối mặt với áp lực buộc phải tăng giá sản phẩm. Giá xăng tăng, giá ga cũng tăng mạnh kéo theo nhiều nguyên liệu tăng cao khiến các hộ kinh doanh buộc phải điều chỉnh giá để đảm bảo chất lượng.
Làm nghề bán cơm tấm gần 10 năm, anh Nguyễn Văn Thái, 33 tuổi ngụ tại đường Nguyễn Ảnh Thủ (Quận 12, TP.HCM) cho biết, hơn 1 tháng qua nhiều nguyên liệu đầu vào đã tăng giá khiến gia đình anh đang tính toán tới việc nâng giá bán cơm.
“Mấy quán bán đồ ăn sáng quanh đây họ đều tăng giá cả rồi nhưng tôi vẫn chưa tăng. Tuy nhiên khó có thể trụ lâu được hơn nữa bởi giá thịt lợn cũng đã lên. Hiện tôi vẫn tiếp tục bán giá cũ nhưng có lẽ không giữ được bao lâu” - anh Thái cho biết.
Không chỉ có các hộ kinh doanh cá thể, các dịch vụ bán đồ ăn uống vỉa hè lề đường mà nhiều chuỗi cửa hàng ăn uống, chuỗi dịch vụ lớn ở TP.HCM cũng đối diện với áp lực tăng giá. Đại diện chuỗi cửa hàng ăn uống Hoàng Ty, nơi sở hữu hàng chục địa điểm kinh doanh ở nhiều quận, huyện thuộc TP.HCM cho biết, các cửa hàng hiện đều điều chỉnh giá bán. Với phần ăn dành cho 2 người sẽ tăng thêm 5.000 đồng, với phần ăn dành cho 4 người sẽ tăng thêm 10.000 đồng. Trong khi đó, dù giữ nguyên giá bán nhưng một số chuỗi đồ uống cà phê ở TP.HCM lại chọn cách tiếp cận là giảm trọng lượng sản phẩm. Chủ một chuỗi cà phê cho biết quyết định điều chỉnh giá bán bằng cách chia nhỏ sản phẩm hơn.
“Trước mỗi gói cà phê loại nửa ký mình pha được 20 ly thì nay điều chỉnh lên 25 ly. Việc quyết định giảm chất lượng cà phê chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu thưởng thức của khách hàng nhưng sẽ tốt hơn là tăng giá bán vì tình hình kinh tế mới phục hồi, nhiều người khó khăn…” - chủ cửa hàng này cho biết.
Theo Bộ Công Thương, nếu Nhà nước không có công cụ kiểm soát giá xăng dầu, sẽ có thể gây thiếu hụt, đứt gãy nguồn cung và hiện tượng thiếu hàng, sốt giá ở vùng sâu, vùng xa.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Sở Công Thương TP.HCM yêu cầu các đơn vị tăng cường biện pháp quản lý giá, đảm bảo cung cầu hàng hóa, ổn định thị trường các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu trên địa bàn dịp cuối năm 2024 và dịp Tết.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hôm nay 18/11 nối lại việc bán vàng miếng SJC ra thị trường thông qua 4 ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước và công ty SJC; giá bán là 83,5 triệu đồng/lượng.
Vàng miếng lẫn vàng nhẫn tại nhiều cửa hàng TP.HCM sáng nay hết sạch. Trong khi đó, các công ty tăng mạnh giá mua vào để thu hút vàng từ người dân.
Giá vàng thế giới đang ở vùng thấp nhất tính từ giữa tháng 9 trong bối cảnh đồng USD và tiền điện tử (cụ thể là Bitcoin) tăng giá mạnh từ khi ông Donald Trump -- người ủng hộ tiền điện tử -- đắc cử tổng thống Mỹ ngày 6/11.