Không chỉ nông dân mà các doanh nghiệp chăn nuôi cũng đua nhau báo lỗ nặng khi giá thức ăn neo ở mức đỉnh, giá lợn hơi xuất chuồng lại rơi xuống đáy mới.
Càng nuôi nhiều lỗ càng nặng
Ông Hoàng Văn Chung, chủ trang trại chăn nuôi 500 con lợn thịt tại Sơn Dương (Tuyên Quang), than thở, lứa lợn gần 80 con xuất chuồng cách đây 2 ngày của ông chỉ bán được giá 47.000 đồng/kg lợn hơi. Những con lợn xấu (nhiều mỡ, quá cỡ) bị thương lái loại ra, ông phải bán giá rẻ 43.000-45.000 đồng/kg.
Theo ông, giá lợn hơi không những giảm mạnh mà việc tiêu thụ ngày càng khó. Trước kia, lợn nuôi trọng lượng 130-140 kg/con lái buôn vẫn bắt hết, không mua chọn. Nay họ chỉ bắt loại lợn trọng lượng 100-110 kg/con, những con lợn trọng lượng lớn bị loại ra. Trong trại của ông giờ còn hơn chục con lợn ngoại cỡ vẫn chưa bán được. “Đợt này giá lợn hơi quá rẻ. Một con lợn xuất chuồng tôi lỗ khoảng 1 triệu đồng. Nhưng giờ lỗ vẫn phải bán vì càng nuôi càng lỗ nặng hơn”, ông nói.
Những ngày này, giá lợn hơi biến động theo chiều hướng giảm. Ở hầu hết các tỉnh thành miền Bắc, giá lợn hơi đều rời mốc 50.000 đồng/kg, rơi về đáy mới 47.000-49.000 đồng/kg. Trong khi đó, các tỉnh miền Trung và miền Nam giá lợn hơi dao động từ 50.000-52.000 đồng/kg. Với mức giá này, không chỉ người chăn nuôi mà các doanh nghiệp trong ngành cũng lỗ nặng.
Trong quý IV/2022, nhiều doanh nghiệp chăn nuôi lợn cũng báo lỗ hoặc lợi nhuận thụt lùi so với cùng kỳ. Đơn cử, kết quả kinh doanh của “ông lớn” Dabaco ghi nhận khoản lỗ hơn 79 tỷ đồng vào quý IV/2022, trong khi cùng kỳ lãi gần 112 tỷ đồng. Dịch bệnh, giá lợn hơi giảm mạnh trong thời gian dài và nhu cầu tiêu dùng giảm mạnh đã ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp chăn nuôi. “Ông lớn” thịt mát Masan MeatLife cũng báo lỗ hơn 170 tỷ đồng trong quý IV/2022, nâng khoản lỗ năm qua lên trên 230 tỷ đồng. Đó là bởi công ty không còn kinh doanh mảng thức ăn chăn nuôi từ cuối năm 2021 mà tập trung vào mảng thịt thương hiệu.
Chưa nhìn thấy tín hiệu tích cực
Theo ông Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam, ngành chăn nuôi chưa bao giờ gặp khó khăn như năm 2022 khi giá thức ăn chăn nuôi tăng mạnh, giá thịt lợn, thịt gia cầm lại giảm mạnh. Sang năm 2023, chưa thấy tín hiệu tích cực nào để ngành chăn nuôi có thể hồi phục. Theo thống kê, năm 2022 sản lượng thịt hơi các loại đạt khoảng 7,05 triệu tấn. Trong đó, sản lượng thịt bò hơi là 474,3 nghìn tấn, tăng 3,5%; sản lượng thịt lợn hơi 4.425 nghìn tấn, tăng 5,9%; sản lượng thịt gia cầm hơi 2.028 nghìn tấn, tăng 4,5%; sản lượng trứng trên 18,3 tỷ quả, tăng 4,4%. Ngoài ra, Việt Nam chi khoảng 1,5 tỷ USD nhập khẩu thịt, phụ phẩm dạng thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của động vật trong năm 2022, tăng 9,1% so với năm 2021.
Ông Dương cho rằng, nguồn cung thực phẩm nội địa và nhập khẩu đều tăng, trong khi sức mua thấp do ảnh hưởng bởi lạm phát, cộng với xu hướng giảm ăn thịt lợn, tăng ăn thịt gà, thuỷ sản, bò,... khiến giá lợn hơi giảm mạnh. “Nhìn từ sức tiêu thụ thực tế, giá thịt lợn có thể giảm tiếp và neo ở mức thấp trong 2-3 tháng tới, sau đó sẽ tăng dần với điều kiện sức mua cải thiện khi kinh tế phục hồi”, ông nhận định.
Song, để ngành chăn nuôi lợn phục hồi được, ông Dương kiến nghị cơ quan chức năng quản lý chặt hoạt động nhập khẩu thịt và phụ phẩm; có chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nhằm giảm giá thành sản phẩm; tạo điều kiện phát triển vùng nguyên liệu thực ăn chăn nuôi nội địa.
Dự báo về ngành chăn nuôi năm nay, VNDirect cho rằng, khó khăn của các doanh nghiệp sản xuất thịt sẽ giảm bớt nhờ giá lợn được kỳ vọng tăng 5%, khi nhu cầu ăn uống bên ngoài phục hồi và thiếu hụt nguồn cung do hộ chăn nuôi vẫn ngần ngại trong việc tái đàn.
Còn 2 tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán nhưng nhiều đường bay từ TP.HCM đi các tỉnh khu vực miền Trung đã xuất hiện tình trạng khan chiếm vé máy bay.
Chốt phiên giao dịch sáng 26/11, giá vàng nhẫn giảm "sốc" đến 2,4 triệu đồng/lượng chiều mua vào. Điều này khiến những người "ôm" vàng khóc ròng vì trót lỗ.
Thủ tướng nhấn mạnh các bộ, ngành, địa phương cần nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý hoạt động thương mại điện tử; bảo vệ sản xuất trong nước, tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại, tạo môi trường xuất nhập khẩu minh bạch, công bằng, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Do nhiều người tại TP.HCM đổ xô đi mua sắm sớm sớm trước Black Friday, nhiều chỗ thi nhau giảm giá mạnh và liên tục đưa thêm hàng lên kệ để đáp ứng nhu cầu của khách.
Theo Bộ Công Thương, nếu Nhà nước không có công cụ kiểm soát giá xăng dầu, sẽ có thể gây thiếu hụt, đứt gãy nguồn cung và hiện tượng thiếu hàng, sốt giá ở vùng sâu, vùng xa.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.