Thứ ba, 26/11/2024

Giá thép tăng 5 lần liên tiếp, có lập đỉnh mới?

18/03/2023 7:19 PM (GMT+7)

Tính đến nay, giá thép đắt thêm từ 1-2 triệu đồng/tấn sau 5 lần tăng liên tiếp, lên gần 17,5-17,8 triệu đồng/tấn, chỉ cách đỉnh 1,5 triệu đồng.

Khảo sát thị trường cho thấy, tại miền Bắc, giá thép cuộn đang ở ngưỡng 17,5 triệu đồng/tấn, tại miền Trung đã tăng lên mức 17,6-17,8 triệu đồng/tấn, tùy tiêu chuẩn; còn tại khu vực miền Nam, giá bán thép cũng tăng lên 17,49 triệu đồng/tấn, tùy loại... tăng 1-2 triệu đồng/tấn sau 5 lần tăng liên tiếp.

Như vậy, giá sắt thép chỉ còn cách đỉnh hồi giữa tháng 5/2022 khoảng 1,5 triệu đồng/tấn. Mặt bằng giá thép hiện đã cao hơn rất nhiều mức trung bình 12,5 triệu đồng trước đợt tăng nóng kéo dài từ tháng 3 đến đầu tháng 5/2022.

Thống kê của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho thấy, bình quân giá thép vào cuối tháng 2 tăng khoảng 5% so với cuối năm 2022 nhưng vẫn thấp hơn cùng kỳ năm ngoái khoảng 8%.

Giá thép tăng 5 lần liên tiếp, có lập đỉnh mới? - Ảnh 1.

Giá thép tăng 5 lần liên tiếp từ tháng 2


VSA cho biết, giá thép tăng là do nguyên liệu đầu vào tăng nhiều khiến các nhà máy trong nước nâng giá bán để giảm lỗ.

Thực tế, các doanh nghiệp lớn như Hòa Phát, Nam Kim, VNSteel lần lượt báo lỗ kỷ lục trong quý IV/2022 khi tiêu thụ thép giảm, tồn kho cao.

Đơn cử, Hoà Phát lỗ gần 2.000 tỷ đồng trong quý IV/2022. Cùng kỳ năm trước, doanh nghiệp này lãi hơn 7.400 tỷ đồng.

Còn Công ty cổ phần Thép Nam Kim (NKG) công bố lợi nhuận sau thuế âm hơn 350 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi hơn 450 tỷ đồng. Đây là năm đầu tiên doanh nghiệp này lỗ sau 10 năm lãi lớn.

Giá thép có đạt đỉnh mới? Theo VSA, giá thép tăng giữa lúc nhu cầu tiêu thụ chưa phục hồi mà do biến động giá đầu vào.

Trong thời gian tới, tiêu thụ cũng sẽ chậm lại khi các dự án dân dụng khởi động rất ít do tâm lý thận trọng đầu tư trong bối cảnh tình hình kinh tế vĩ mô còn biến động khó lường.

Trong khi đó, động lực của năm 2023 và 2024 chủ yếu dựa vào vốn đầu tư công và vốn FDI. Tuy nhiên, rủi ro chậm triển khai của nhóm này vẫn còn lớn…

Do đó, giá sẽ khó tăng đột biến. Tuy nhiên, cũng có thể quay lại mức đỉnh hoặc lập đỉnh nếu giá nguyên liệu đầu vào tiếp tục tăng cao.

Còn một số chuyên gia nhận định, nhiều khả năng giá thép sẽ đi ngang do một số nhà máy đã khởi động lại các lò luyện phôi nên tình trạng khan hiếm có thể nhanh chấm dứt.

Theo Giao thông

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Ngủ dậy vàng mất 2,4 triệu đồng/lượng, người mua "ôm" vàng khóc ròng

Ngủ dậy vàng mất 2,4 triệu đồng/lượng, người mua "ôm" vàng khóc ròng

Chốt phiên giao dịch sáng 26/11, giá vàng nhẫn giảm "sốc" đến 2,4 triệu đồng/lượng chiều mua vào. Điều này khiến những người "ôm" vàng khóc ròng vì trót lỗ.

Chính phủ chỉ đạo tăng cường quản lý nhà nước về thương mại điện tử

Chính phủ chỉ đạo tăng cường quản lý nhà nước về thương mại điện tử

Thủ tướng nhấn mạnh các bộ, ngành, địa phương cần nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý hoạt động thương mại điện tử; bảo vệ sản xuất trong nước, tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại, tạo môi trường xuất nhập khẩu minh bạch, công bằng, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Black Friday làm nhiều nơi phải không ngừng châm hàng, khách hàng tấp nập

Black Friday làm nhiều nơi phải không ngừng châm hàng, khách hàng tấp nập

Do nhiều người tại TP.HCM đổ xô đi mua sắm sớm sớm trước Black Friday, nhiều chỗ thi nhau giảm giá mạnh và liên tục đưa thêm hàng lên kệ để đáp ứng nhu cầu của khách.

Doanh nghiệp muốn tự quyết giá xăng dầu, Bộ Công Thương nói gì?

Doanh nghiệp muốn tự quyết giá xăng dầu, Bộ Công Thương nói gì?

Theo Bộ Công Thương, nếu Nhà nước không có công cụ kiểm soát giá xăng dầu, sẽ có thể gây thiếu hụt, đứt gãy nguồn cung và hiện tượng thiếu hàng, sốt giá ở vùng sâu, vùng xa.

Nước mắm truyền thống sẽ biến mất nếu bắt buộc sử dụng muối I-ốt?

Nước mắm truyền thống sẽ biến mất nếu bắt buộc sử dụng muối I-ốt?

Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.

TP.HCM tăng cường quản lý giá mặt hàng thiết yếu dịp Tết

TP.HCM tăng cường quản lý giá mặt hàng thiết yếu dịp Tết

Sở Công Thương TP.HCM yêu cầu các đơn vị tăng cường biện pháp quản lý giá, đảm bảo cung cầu hàng hóa, ổn định thị trường các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu trên địa bàn dịp cuối năm 2024 và dịp Tết.