Cụ thể, ngày 11/3, Công ty TNHH Thức ăn chăn nuôi Nguyên Phong (TP.HCM) ra thông báo tăng giá thức ăn chăn nuôi thêm 2.000-4.000 đồng/kg.
Theo đó, tất cả các sản phẩm cám heo, gà, vịt cao cấp tăng 300 đồng/kg. Tất cả sản phẩm cám Net tăng 250 đồng/kg. Sản phẩm cám cá cao cấp tăng 400 đồng/kg. Sản phẩm cám cá tạp tăng 200 đồng/kg.
Phó chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai Nguyễn Kim Đoán nhận xét, với chi phí đầu vào hiện nay, giá thành sản xuất 1kg heo hơi tăng lên 55.000-60.000 đồng/kg.
Trong khi đó, từ sau Tết Nguyên đán 2022, giá heo hơi thường ổn định ở mức hơn 50.000 đồng/kg.
Ông Đoán thổ lộ, với tình hình giá thức ăn tiếp tục tăng như hiện nay, nhiều trại có nguy cơ "treo" chuồng. Trong thực tế, hàng loạt hộ chăn nuôi nhỏ lẻ đã bỏ nghề vì càng nuôi càng lỗ.
"Người chăn nuôi đang "gồng mình" gánh lỗ", ông Đoán bộc bạch.
Bà Nguyễn Thị Bình, chủ trại chăn nuôi heo tại xã Vĩnh Tân (H.Vĩnh Cửu, Đồng Nai) cho biết, trước đây, quy mô trại nuôi của bà luôn duy trì vài trăm con heo/lứa nuôi. Nhưng hiện nay, trại của bà chỉ còn vài chục con heo.
Xong lứa heo này, chắc tôi phải xem lại khả năng thả lứa giống mới", bà Bình đắn đo.
Theo bà Bình, nguyên nhân là thời gian gần đây, cùng với giá chi phí khác, giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăng cao. Trong khi đó, giá heo hơi bán ra đang thấp hơn giá thành sản xuất.
Với mục đích giảm giá thành đầu vào cho sản xuất trong nước, trong đó có mặt hàng thức ăn chăn nuôi, từ cuối năm 2021, thuế nhập khẩu MFN (tối huệ quốc) của một số nguyên liệu thức ăn chăn nuôi đã được giảm.
Cụ thể, thuế suất nhập khẩu MFN của lúa mì từ 3% giảm xuống còn 0%, thuế nhập khẩu bắp từ 5% xuống còn 2%.
Tuy nhiên, ngay sau Tết Nguyên đán 2022, nhiều sản phẩm thức ăn chăn nuôi lại có đợt tăng giá mới.
Đấy là do ảnh hưởng của giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi thế giới tăng cao, chi phí vận chuyển đội lên...
Theo Bộ NNPTNT, trong 2 tháng đầu năm nay, giá nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi thế giới tiếp tục tăng cao so với cuối năm 2021.
Trong đó, giá dầu đậu nành tăng khoảng 22%, đậu nành tăng khoảng 21%, khô đậu nành tăng khoảng 16%, bắp tăng khoảng 9%...
Nguyên nhân chủ yếu do ảnh hưởng của thời tiết bất lợi từ các khu vực trồng chính trên thế giới tại các nước Nam Mỹ.
Ngoài ra, giao tranh giữa Nga và Ukraine đang tác động lớn đến giá bắp và lúa mì trên thị trường thế giới và Việt Nam.
Hiện, Việt Nam nhập khẩu tới 90% nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi.
Theo Bộ Công Thương, nếu Nhà nước không có công cụ kiểm soát giá xăng dầu, sẽ có thể gây thiếu hụt, đứt gãy nguồn cung và hiện tượng thiếu hàng, sốt giá ở vùng sâu, vùng xa.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Sở Công Thương TP.HCM yêu cầu các đơn vị tăng cường biện pháp quản lý giá, đảm bảo cung cầu hàng hóa, ổn định thị trường các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu trên địa bàn dịp cuối năm 2024 và dịp Tết.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hôm nay 18/11 nối lại việc bán vàng miếng SJC ra thị trường thông qua 4 ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước và công ty SJC; giá bán là 83,5 triệu đồng/lượng.
Vàng miếng lẫn vàng nhẫn tại nhiều cửa hàng TP.HCM sáng nay hết sạch. Trong khi đó, các công ty tăng mạnh giá mua vào để thu hút vàng từ người dân.
Giá vàng thế giới đang ở vùng thấp nhất tính từ giữa tháng 9 trong bối cảnh đồng USD và tiền điện tử (cụ thể là Bitcoin) tăng giá mạnh từ khi ông Donald Trump -- người ủng hộ tiền điện tử -- đắc cử tổng thống Mỹ ngày 6/11.