Chủ nhật, 24/11/2024

Giá tiêu đột ngột giảm tới 5.000 đồng/kg, bao giờ mới tăng trở lại?

25/11/2021 6:30 PM (GMT+7)

Sau khi tăng mạnh và ghi nhận mức cao kỷ lục trong tuần cuối tháng 10/2021, giá tiêu đen và trắng tại thị trường nội địa giữa tháng 11/2021 giảm lần lượt 3.500 đồng/kg và 3.000 đồng/kg.

Giá tiêu giữa tháng 11/2021 giảm tới 5.000 đồng/kg

Theo báo cáo của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), sau khi tăng mạnh và ghi nhận mức cao kỷ lục trong tuần cuối tháng 10/2021, giá tiêu đen và trắng tại thị trường nội địa giữa tháng 11/2021 giảm lần lượt 3.500 đồng/kg và 3.000 đồng/kg so với cuối tháng 10/2021, xuống còn 85.000 đồng (hạt tiêu đen) và 127.000 đồng/kg (hạt tiêu trắng). 

Giá tiêu tại thị trường nội địa giảm là do nhu cầu thu mua chậm lại trong bối cảnh Trung Quốc đang siết chặt phong tỏa, nên lượng mua hàng từ Trung Quốc không cao như dự kiến. 

Đồng thời, việc thu mua chậm lại do tình trạng tắc nghẽn ở các cảng Mỹ khiến lượng hàng hóa không được lưu thông thuận tiện dẫn đến doanh nghiệp giao hàng cầm chừng. 

Dự báo giá tiêu có khả năng sẽ tăng trở lại sau khi giới đầu cơ ngưng bán hàng ra và các đại lý cũng bán hàng cầm chừng.

Trong khi đó, giá tiêu xuất khẩu lại cao nhất trong 4 năm trở lại đây. Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam tháng 10/2021 đạt 16.760 tấn, trị giá 72,55 triệu USD.

Tính chung 10 tháng năm 2021, xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam đạt 229.730 tấn, trị giá 791,71 triệu USD, giảm 5,0% về lượng, nhưng tăng 45,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

Tháng 10/2021, giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu của Việt Nam đạt 4.329 USD/tấn – mức cao nhất kể từ tháng 12/2017, tăng 7,4% so với tháng 9/2021 và tăng 74,4% so với tháng 10/2020. 

Tính chung 10 tháng năm 2021, giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu của Việt Nam đạt mức 3.446 USD/tấn, tăng 53,4% so với cùng kỳ năm 2020.


Tại sao giá tiêu đột ngột giảm tới 5.000 đồng/kg, bao giờ mới tăng trở lại? - Ảnh 1.

Giá tiêu đen và trắng tại thị trường nội địa giữa tháng 11/2021 giảm lần lượt 3.500 đồng/kg và 3.000 đồng/kg so với cuối tháng 10/2021. Trong ảnh: Thu hoạch tiêu ở Nam Yang (Gia Lai). Ảnh: Trần Hiền.

Giá tiêu thế giới biến động không đồng nhất, Ấn Độ giao dịch tiêu trên nền tảng điện tử

Cũng theo Cục Xuất nhập khẩu, trong 20 ngày đầu tháng 11/2021, giá hạt tiêu đen và hạt tiêu trắng trên thị trường thế giới biến động không đồng nhất, tăng ở hầu hết các nước sản xuất.

Dự báo giá tiêu thế giới tiếp tục xu hướng tăng do nhu cầu dịp cuối năm tăng. Hiệp hội Thương mại Hạt tiêu và Gia vị Ấn Độ (IPSTA) đang lên kế hoạch triển khai giao dịch hạt tiêu đen giao ngay trên nền tảng điện tử của mình, giúp tập hợp nông dân và thương nhân để xác định giá cả hàng hóa tốt hơn. 

Ngoài ra, Hiệp hội cũng đang thảo luận với Hội đồng Gia vị Ấn Độ để đảm nhận vai trò là cơ quan quản lý giao ngay điện tử, sau những thành công trong việc đưa ra cơ chế xác định giá hạt tiêu đen kỳ hạn toàn cầu trong khoảng 6 thập kỷ.

Theo số liệu thống kê từ Bộ Thương mại Ấn Độ, nhập khẩu hạt tiêu của nước này trong 9 tháng đầu năm 2021 đạt 29.000 tấn, trị giá 123,96 triệu USD, tăng 43% về lượng và tăng 108,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. 

Giá nhập khẩu bình quân hạt tiêu của Ấn Độ trong 9 tháng đầu năm 2021 đạt 4.274 USD/tấn, tăng 45,8% so với cùng kỳ năm 2020. 

9 tháng đầu năm nay, Ấn Độ tăng mạnh nhập khẩu hạt tiêu từ hầu hết các nguồn cung chính nhằm đáp ứng nhu cầu của ngành công nghiệp nhựa dầu nước này. 

Ấn Độ nhập khẩu từ Việt Nam đạt 9.530 tấn hạt tiêu, trị giá 31,74 triệu USD, tăng 5,2% về lượng và tăng 58,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. 

Thị phần hạt tiêu của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Ấn Độ giảm từ 44,64% trong 9 tháng đầu năm 2020, xuống 32,85% trong 9 tháng đầu năm 2021.


Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Doanh nghiệp muốn tự quyết giá xăng dầu, Bộ Công Thương nói gì?

Doanh nghiệp muốn tự quyết giá xăng dầu, Bộ Công Thương nói gì?

Theo Bộ Công Thương, nếu Nhà nước không có công cụ kiểm soát giá xăng dầu, sẽ có thể gây thiếu hụt, đứt gãy nguồn cung và hiện tượng thiếu hàng, sốt giá ở vùng sâu, vùng xa.

Nước mắm truyền thống sẽ biến mất nếu bắt buộc sử dụng muối I-ốt?

Nước mắm truyền thống sẽ biến mất nếu bắt buộc sử dụng muối I-ốt?

Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.

TP.HCM tăng cường quản lý giá mặt hàng thiết yếu dịp Tết

TP.HCM tăng cường quản lý giá mặt hàng thiết yếu dịp Tết

Sở Công Thương TP.HCM yêu cầu các đơn vị tăng cường biện pháp quản lý giá, đảm bảo cung cầu hàng hóa, ổn định thị trường các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu trên địa bàn dịp cuối năm 2024 và dịp Tết.

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục bán ra vàng miếng SJC

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục bán ra vàng miếng SJC

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hôm nay 18/11 nối lại việc bán vàng miếng SJC ra thị trường thông qua 4 ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước và công ty SJC; giá bán là 83,5 triệu đồng/lượng.

Lại hết sạch vàng nhẫn lẫn vàng miếng

Lại hết sạch vàng nhẫn lẫn vàng miếng

Vàng miếng lẫn vàng nhẫn tại nhiều cửa hàng TP.HCM sáng nay hết sạch. Trong khi đó, các công ty tăng mạnh giá mua vào để thu hút vàng từ người dân.

Vàng giảm sức hấp dẫn, Hội đồng Vàng Thế giới tin vào dài hạn

Vàng giảm sức hấp dẫn, Hội đồng Vàng Thế giới tin vào dài hạn

Giá vàng thế giới đang ở vùng thấp nhất tính từ giữa tháng 9 trong bối cảnh đồng USD và tiền điện tử (cụ thể là Bitcoin) tăng giá mạnh từ khi ông Donald Trump -- người ủng hộ tiền điện tử -- đắc cử tổng thống Mỹ ngày 6/11.