Cụ thể, Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 77/NQQ-CP về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5 năm 2022, trong đó vấn đề xăng dầu được nhắc đến.
Theo đó, Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương tăng cường theo dõi, bảo đảm cung cầu mặt hàng xăng dầu.
"Bộ Công Thương cần bảo đảm năng lực sản xuất xăng dầu hiệu quả, đạt sản lượng cung cấp tối đa theo thiết kế của các nhà máy", Nghị Quyết Chính phủ nêu rõ.
Nghị quyết của Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương trong trường hợp đặc biệt, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, chỉ đạo về thị trường xăng dầu, chú trọng công tác thông tin, tuyên truyền, góp phần tạo đồng thuận xã hội.
Đặc biệt, Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và cơ quan liên quan tham mưu xây dựng kịch bản điều hành giá xăng dầu trong nước, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 6/2022.
Bên cạnh đó, Bộ Công Thương phải chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính điều hành giá xăng dầu chủ động, kịp thời, hiệu quả theo đúng quy định tại Nghị định số 95/2021/NĐ-CP ngày 01/11/2021 của Chính phủ.
Diễn biến mới nhất của thị trường xăng dầu hiện nay, 15 giờ chiều ngày 13/6, liên Bộ Công Thương - Tài chính đã quyết định điều chỉnh tăng giá mặt hàng xăng dầu, trong đó xăng E5 RON 92 và xăng RON 95 tăng trên 800 đồng/lít.
Đáng chú ý, giá dầu diesel tăng cao hơn, ở mức 2.630 đồng/lít, dầu hỏa tăng 2.490 đồng/lít.
Như vậy, trong lần điều chỉnh thứ 6, sau 50 ngày (từ 21/4 đến 13/6), giá xăng E5 RON 92 tăng hơn 4.600 đồng/lít (từ 27.134 đồng/lít, cán mốc 31.110 đồng/lít); xăng RON 95 tăng gần 5.100 đồng/ lít, từ mức giá 27.900 đồng/lít đến 32.370 đồng/lít); mỗi ngày giá xăng tăng tịnh tiến gần 100 đồng/lít, gây lo ngại tác động tiêu cực đến giá cả, đời sống người dân và rủi ro lạm phát mạnh.
Ngoài các vấn đề liên quan đến trực tiếp đến xăng dầu đang tăng nóng 6 phiên điều chỉnh liên tiếp, Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương tập trung, chủ động triển khai các giải pháp bảo đảm cung ứng đủ điện cho sản xuất và sinh hoạt của người dân, nhất là trong mùa cao điểm nắng nóng sắp tới.
Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan thường xuyên theo dõi, giám sát, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi chuyển tải hàng hóa qua Việt Nam, lẩn tránh các biện pháp phòng vệ thương mại; chủ động, tích cực ứng phó hiệu quả các vụ kiện đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, nhất là những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu, có kim ngạch lớn.
Theo Bộ Công Thương, nếu Nhà nước không có công cụ kiểm soát giá xăng dầu, sẽ có thể gây thiếu hụt, đứt gãy nguồn cung và hiện tượng thiếu hàng, sốt giá ở vùng sâu, vùng xa.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Sở Công Thương TP.HCM yêu cầu các đơn vị tăng cường biện pháp quản lý giá, đảm bảo cung cầu hàng hóa, ổn định thị trường các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu trên địa bàn dịp cuối năm 2024 và dịp Tết.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hôm nay 18/11 nối lại việc bán vàng miếng SJC ra thị trường thông qua 4 ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước và công ty SJC; giá bán là 83,5 triệu đồng/lượng.
Vàng miếng lẫn vàng nhẫn tại nhiều cửa hàng TP.HCM sáng nay hết sạch. Trong khi đó, các công ty tăng mạnh giá mua vào để thu hút vàng từ người dân.
Giá vàng thế giới đang ở vùng thấp nhất tính từ giữa tháng 9 trong bối cảnh đồng USD và tiền điện tử (cụ thể là Bitcoin) tăng giá mạnh từ khi ông Donald Trump -- người ủng hộ tiền điện tử -- đắc cử tổng thống Mỹ ngày 6/11.