Sau lễ Rằm tháng Giêng, nhiều loại trái cây như cam sành, táo, chuối... đang có mức giá khá 'dễ chịu' tại các chợ Hà Nội. (Ảnh: Việt Anh/Vietnam+)
Sau lễ Rằm tháng Giêng, nhu cầu tiêu thụ các loại thực phẩm - trong đó có hoa quả, trái cây - của người tiêu dùng Thủ đô dần giảm về mức ổn định. Vì vậy, giá các mặt hàng hoa quả, trái cây tại các chợ dân sinh Hà Nội cũng dần 'hạ nhiệt' về bằng mức giá ngày thường.
Ghi nhận tại một số chợ truyền thống trên địa bàn thành phố Hà Nội như chợ Hàng Bè (quận Hoàn Kiếm), chợ Hôm-Đức Viên, chợ Nguyễn Công Trứ, chợ Hoàng Mai (quận Hai Bà Trưng)..., các mặt hàng hoa quả, trái cây bắt đầu bình ổn giá.
Cụ thể, hiện táo có giá từ 45.000-50.000 đồng/kg; cam sành từ 35.000-65.000 đồng/kg hiện được bán với giá 30.000-35.000 đồng/kg; thanh long giảm từ 65.000-75.000 đồng/kg còn 39.000-45.000 đồng/kg; xoài cát chu giảm từ 65.000-75.000 đồng/kg còn 50.000-55.000 đồng/kg; chuối tiêu giảm từ 50.000-70.000 đồng/nải xuống còn 30.000-45.000 đồng/nải...
"Đợt lễ Rằm tháng Giêng, tôi mua cam sành có giá 45.000 đồng/kg. So với những ngày gần đây, tôi mua 65.000 đồng được 2 kg cam sành. Hoa quả giá rẻ nên cuối tuần tôi tranh thủ mua nguyên thùng lớn khoảng 15 kg để gửi về cho người nhà ở quê "giải nhiệt," chị Lan Anh, người dân quận Hai Bà Trưng, Hà Nội chia sẻ.
Theo chị Nguyễn Thị Thúy, tiểu thương kinh doanh trái cây tại chợ Hôm-Đức Viên (quận Hai Bà Trưng) cho hay sau Rằm tháng Giêng, sức tiêu thụ mặt hàng hoa quả giảm, ngoài ra những ngày này lượng hàng về các chợ đầu mối cũng tăng mạnh nên giá bán cũng giảm theo.
Tại các hệ thống siêu thị như Go! BigC, Tops Market, Aeon..., các mặt hàng trái cây khá phong phú và có giá ổn định. Ngoài ra, các siêu thị cũng áp dụng thêm một số chương trình khuyến mãi hấp dẫn với các loại hoa quả trong nước và nhập khẩu như cam sành Hà Giang giảm từ 25.900 đồng/kg còn 21.900 đồng/kg; mít giống Thái giảm từ 47.900 đồng/kg còn 42.900 đồng/kg; dâu tây Hàn Quốc hộp 250g giảm từ 179.000 đồng/hộp còn 149.000 đồng/hộp; cam Australia, táo Pháp giảm từ 59.000 đồng/kg còn 49.000 đồng/kg.
Dù giá cao gần gấp đôi một số loại hồng nhập khẩu, nhưng người tiêu dùng trong nước vẫn thích các loại hồng Đà Lạt hay hồng Tây Bắc do giòn, ngọt...
Điệp khúc "nông sản được mùa, mất giá" không xảy đến cho sản xuất lúa gạo Việt Nam hiện nay mà ngược lại, ngành này đang hoạt động tốt nhờ giá thế giới đang ở mức cao và nguồn cung hạn chế từ một số nước.
Baemin, liên doanh giao thức ăn giữa Delivery Hero của Đức và Woowa Brothers của Hàn Quốc, đang thu hẹp hoạt động tại Việt Nam sau 4 năm có mặt tại thị trường này theo định hướng hợp lý hóa chiến lược kinh doanh từ ông lớn châu Âu.
Người Việt đã 'móc hầu bao' gần 4,6 triệu tỷ đồng cho chi tiêu trong 9 tháng, tăng 9,7% so với cùng kỳ năm trước; trong đó doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống tăng 16% và du lịch lữ hành tăng 47,7%.
Được định giá lên tới 1,7 tỷ USD, rất nhiều nhà đầu tư muốn mua lại 20% vốn chuỗi Bách Hóa Xanh, trong đó có cả Quỹ Đầu tư Chính phủ Singapore (GIC).
Theo Tổng Cục thống kê, bình quân chín tháng năm 2023 lạm phát cơ bản tăng 4,49% so với cùng kỳ năm trước