Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) Hà Nội, thủ đô có 1.350 làng nghề và làng có nghề, chiếm số lượng làng nghề lớn nhất toàn quốc, hội tụ 47 nghề trong tổng số 52 nghề truyền thống của cả nước. Trong số đó có 313 làng nghề, làng nghề truyền thống được UBND Thành phố công nhận.
Mỗi làng nghề Hà Nội đều mang một bản sắc riêng với sự kết tinh sáng tạo của những bàn tay người thợ và tình yêu nghề, tạo ra những sản phẩm độc đáo, tinh xảo, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.
Có trên 9.900 sản phẩm nông sản thực phẩm đã gắn mã truy xuất nguồn gốc QR Code. Đó chính là lợi thế lớn đối với thành phố Hà Nội trong việc đánh giá, phân hạng sản phẩm cũng như giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP.
Theo đại diện Sở NN&PTNT Hà Nội, chương trình OCOP được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền từ Trung ương, Thành phố đến cơ sở, đặc biệt sự chỉ đạo trực tiếp, sâu sát của Thành ủy, UBND Thành phố, Ban chỉ đạo Chương trình Mỗi xã một sản phẩm Thành phố; tạo ý thức và sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị, các ngành, đoàn thể, các chủ thể sản xuất sản phẩm và nhân dân.
Đồng thời, công tác thông tin, quảng bá, xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP được triển khai kịp thời, thường xuyên đã giúp cho các chủ thể giới thiệu sản phẩm OCOP đến tận tay người tiêu dung. Qua đó sản phẩm OCOP và các đặc sản vùng miền từng bước được người tiêu dùng nhận diện, đánh giá cao về chất lượng, mẫu mã bao bì, phong phú về chủng loại, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đã và đang được người tiêu dùng tin dùng.
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, chương trình vẫn gặp những khó khăn, hạn chế do dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, khó lường đã ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện nhiệm vụ. Mặc dù đã có sự vào cuộc của hệ thống chính trị, các ngành, đoàn thể, các chủ thể sản xuất sản phẩm và người dân nhưng chưa thật sự quyết liệt, hiệu quả.
Bên cạnh đó, do ở giai đoạn đầu triển khai thực hiện chương trình OCOP, mặc dù Sở NN&PTNT (Cơ quan Thường trực giúp việc Ban chỉ đạo Chương trình OCOP Thành phố), Văn phòng điều phối nông thôn mới Thành phố đã tích cực tham mưu, hướng dẫn nhưng trong công tác chỉ đạo, điều hành và triển khai thực hiện Chương trình OCOP của một số quận, huyện vẫn còn lúng túng, gặp một số vướng mắc.
Chính vì vậy, để tiếp tục thực hiện chương trình OCOP nhằm góp phần cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với tiểu thủ công nghiệp, làng nghề và dịch vụ nông thôn. Đồng thời đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại nhằm quảng bá, tiêu thụ sản phẩm; phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cải thiện đời sống của người dân, góp phần xây dựng nông thôn mới bền vững, Hà Nội phấn đến đến năm 2025, phấn đấu có thêm 2.000 sản phẩm OCOP được chứng nhận đạt từ 3 sao trở lên.
Trong đó, phấn đấu 3% sản phẩm tiềm năng 5 sao đăng ký tham gia đánh giá và phân hạng sản phẩm OCOP cấp Quốc gia; đánh giá, phân hạng lại các sản phẩm OCOP đã hết thời gian chứng nhận theo quy định.
Cùng đó, phấn đấu có ít nhất 50% làng nghề truyền thống được UBND Thành phố công nhận, đã và đang phát triển có chủ thể tham gia Chương trình OCOP, 100% xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao có sản phẩm OCOP;
Củng cố và nâng cấp ít nhất 50% sản phẩm OCOP đã được UBND Thành phố đánh giá và phân hạng; 100% chủ thể được bồi dưỡng, tập huấn về Chuơng trình OCOP; tỷ lệ lao động qua bồi dưỡng, tập huấn được cấp chứng chỉ làm việc tại các chủ thể OCOP đạt tối thiểu 25%; phấn đấu có ít nhất 70% chủ thể OCOP là tổ hợp tác, hợp tác xã và doanh nghiệp;
Có ít nhất 30% các chủ thể OCOP xây dựng hoặc tham gia liên kết chuỗi giá trị ổn định, hiệu quả; 100% các sản phẩm OCOP đuợc tham gia các sự kiện trưng bày, giới thiệu, quảng bá, kết nối giao thương sản phåm OCOP;
Cùng đó, Hà Nội cũng đặt ra mục tiêu mỗi huyện, thị xã xây dựng ít nhất 1 trung tâm thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gắn với du lịch; mỗi huyện, thị xã có ít nhất 1 sản phẩm OCOP thuộc nhóm "Dịch vụ du lịch cộng đồng và điểm du lich"; khuyến khích các quận có sản phẩm OCOP thuộc nhóm "Dịch vụ du lịch cộng đồng và điểm du lịch”; hằng năm mỗi quận, huyện, thị xã phát triển ít nhất 2 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP;
Phấn đấu 100% các trung tâm thưong mại, siêu thị tổng hợp giới thiệu và bán sản phẩm OCOP. Có ít nhất 50% chủ thể OCOP tham gia vào các kênh bán hàng hiện đại (hệ thông siêu thi̟, cửa hàng tiện lợi, sàn giao dịch thương mại điện tử…).
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Sở Công Thương TP.HCM yêu cầu các đơn vị tăng cường biện pháp quản lý giá, đảm bảo cung cầu hàng hóa, ổn định thị trường các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu trên địa bàn dịp cuối năm 2024 và dịp Tết.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hôm nay 18/11 nối lại việc bán vàng miếng SJC ra thị trường thông qua 4 ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước và công ty SJC; giá bán là 83,5 triệu đồng/lượng.
Vàng miếng lẫn vàng nhẫn tại nhiều cửa hàng TP.HCM sáng nay hết sạch. Trong khi đó, các công ty tăng mạnh giá mua vào để thu hút vàng từ người dân.
Giá vàng thế giới đang ở vùng thấp nhất tính từ giữa tháng 9 trong bối cảnh đồng USD và tiền điện tử (cụ thể là Bitcoin) tăng giá mạnh từ khi ông Donald Trump -- người ủng hộ tiền điện tử -- đắc cử tổng thống Mỹ ngày 6/11.
Nhiều tiệm vàng ở TP.HCM có diễn biến khá lạ vào hôm nay. Trong khi giá vàng miếng SJC tại các “ông lớn” giữ nguyên so với hôm qua thì có tiệm vàng quyết định tăng rất mạnh giá mua vào để "gom" hàng.