Giá trị xuất khẩu tăng gần gấp đôi năm trước
Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam trong tháng 5/2022 đạt 21.840 tấn, trị giá 98,4 triệu USD, giảm 21,3% về lượng, nhưng tăng 3,4% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. Tính chung 5 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam đạt 99.540 tấn, trị giá 460,54 triệu USD, giảm 17,8% về lượng, nhưng tăng 21,6% về trị giá so với cùng kỳ 2021.
Tháng 5/2022, giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu của Việt Nam đạt mức 4.504 USD/ tấn, tăng 31,4% so với tháng 5/2021. Tính chung 5 tháng đầu năm 2022, giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu của Việt Nam đạt mức 4.627 USD/tấn, tăng 47,9% so với cùng kỳ năm 2021.
So với cùng kỳ năm trước, 5 tháng đầu năm 2022, hầu hết các thị trường chính tăng nhập khẩu hạt tiêu từ Việt Nam, ngoài trừ Anh và Pakistan. Đặc biệt, tốc độ xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam sang nhiều thị trường tăng trưởng 2 con số, trong đó có thể kể đến Ấn Độ, UAE, Hà Lan, Đức, Philippine, Hàn Quốc, Thái Lan…
Bộ Công Thương dự báo, thị trường hạt tiêu toàn cầu sẽ khởi sắc trở lại khi một vài thành phố của Trung Quốc đã bắt đầu gỡ phong tỏa. Tuy nhiên, giá hạt tiêu thế giới vẫn chịu áp lực do căng thẳng địa chính trị tại Đông Âu khiến giá năng lượng và lạm phát ở mức cao, người dân có xu hướng tiết kiệm chi tiêu khiến nhu cầu tiêu thụ vẫn ở mức thấp
Việt Nam là nguồn cung tiêu lớn thứ 2 của Trung Quốc
Theo số liệu từ Cơ quan Hải quan Trung Quốc, nhập khẩu hạt tiêu của nước này tăng mạnh trở lại trong tháng 4/2022, tăng 51,5% so với tháng 4 năm ngoái. Tính chung 4 tháng đầu năm 2022, nhập khẩu hạt tiêu vào Trung Quốc vẫn giảm 28,5% so với cùng kỳ năm 2021, đạt 14,3 triệu USD.
Nguồn cung tháng 4/2022, Trung Quốc tăng mạnh nhập khẩu hạt tiêu từ Indonesia và Việt Nam, nhưng giảm nhập khẩu từ Brazil và Malaysia. Tính chung 4 tháng đầu năm 2022, Trung Quốc giảm nhập khẩu hạt tiêu từ nhiều nguồn cung chính, ngoại trừ Việt Nam và Brazil.
Theo đó, kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam vào Trung Quốc tăng 25% trong tháng 4, đạt 1,42 triệu USD. Nếu tính cả 4 tháng đầu năm 2022, Việt Nam là nguồn cung tiêu lớn thứ 2 cho Trung Quốc, với tổng kim ngạch nhập khẩu tiêu từ Việt Nam đạt 4,15 triệu USD, tăng 25% so với cùng kỳ năm trước, đưa thị phần hạt tiêu Việt Nam tăng 13 điểm phần trăm lên 29% trong tổng kim ngạch nhập khẩu tiêu của Trung Quốc.
Kiểm tra nhiều điểm kinh doanh thực phẩm trên địa bàn quận Bình Tân, TP.HCM, đội Quản lý thị trường (QLTT) số 16 đã phát hiện và xử lý trên 1.000 sản phẩm hàng hóa là thực phẩm đóng gói sẵn, không đảm bảo an toàn thực phẩm theo quy định.
Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Đào tạo và Sát hạch lái xe Hạ Long tại Quảng Ninh đi vào hoạt động vào ngày 10/12. Đây là cơ sở đầu tiên trong chuỗi 20 trung tâm đào tạo lái xe của VinDT trên toàn quốc, chuyên đào tạo học viên Hạng B11 (Hạng B1 số tự động) theo chương trình của Bộ Giao thông Vận tải.
Sau 5 phiên giao dịch dao động quanh mốc 100.000 USD, đồng Bitcoin đã giảm mạnh khiến chủ sở hữu mất trắng 3.220 USD/BTC.
Tháng 11, có 8 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng và 3 nhóm hàng có chỉ số giá giảm. Trong đó, giá điện và giá nhà thuê là nguyên nhân chính khiến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của tháng tăng lên.
Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 18 thuộc Cục QLTT TP.HCM liên tiếp phát hiện nhiều vụ việc kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, không rõ nguồn gốc ở huyện Hóc Môn. Đặc biệt, đã chuyển 1 hồ sơ vụ việc có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu cho cảnh sát để điều tra.
Các lò giết mổ công nghiệp tại TP.HCM vẫn "ế" khách dù chi phí đầu tư cao và thành phố đã chấm dứt hoạt động giết mổ thủ công từ ngày 1/4/2023.