Hòa Bình - một trong những địa phương đi đầu trong cả nước về thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW
31/12/2024 10:48 AM (GMT+7)
Sau 7 năm thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW về "Một số vấn đề tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”, tỉnh Hòa Bình là một trong những địa phương đi đầu trong cả nước về thực hiện việc sắp xếp đơn vị hành chính.
Hòa Bình - một trong những địa phương đi đầu trong cả nước về sắp xếp đơn vị hành chính
Mới đây, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình tổ chức Hội nghị tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về “Một số vấn đề tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”; triển khai phương án sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị của tỉnh.
Sau 7 năm thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW, tỉnh Hòa Bình là một trong những địa phương đi đầu trong cả nước về thực hiện việc sắp xếp đơn vị hành chính. Sau khi thực hiện Nghị quyết số 830 ngày 17/12/2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc tỉnh Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình đã quyết liệt triển khai và giảm 1 huyện, 59 xã, (hiện còn 9 huyện và 1 thành phố, 151 xã, phường, thị trấn).
Các cơ quan, đơn vị đã tổ chức triển khai thực hiện, cơ bản hoàn thành các mục tiêu theo kế hoạch đề ra; các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã hoàn thành việc sắp xếp lại cơ cấu tổ chức bên trong bảo đảm tinh gọn, giảm được số lượng cấp phó, tinh giản biên chế theo chỉ tiêu đề ra.
Đối với hệ thống tổ chức bộ máy bên trong của Đảng, bảo đảm theo đúng tinh thần chỉ đạo tại quy định số 4 của Ban Bí thư, tính đến ngày 30/11/2024 khối Đảng có 6 cơ quan tham mưu, giúp việc cấp ủy tỉnh và 1 Đảng ủy khối các cơ quan tỉnh. Số tổ chức trực thuộc giảm từ 37 xuống còn 30; số biên chế giảm từ 208 xuống còn 177 biên chế.
Sắp xếp lại tổ chức bộ máy, đổi mới cơ chế hoạt động của Ban bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh. Từ năm 2018 đến nay, toàn tỉnh đã thống nhất thực hiện mô hình Trưởng Ban Tuyên giáo đồng thời là Giám đốc Trung tâm chính trị cấp huyện; Thực hiện mô hình kế toán huyện ủy, thành ủy đồng thời kiêm kế toán khối đảng, đoàn thể và kế toán Trung tâm chính trị các huyện, thành phố…
Đối với hệ thống tổ chức của chính quyền địa phương cấp tỉnh đã giảm 1 Sở; số tổ chức trực thuộc giảm từ 162 xuống còn 134 (trong đó giảm 25 phòng chuyên môn và 3 Chi cục), tương đương 17,2%; Số phòng thuộc Chi cục và tương đương giảm từ 86 xuống còn 34 phòng tương đương 60,5%; Số lượng cấp phó phòng và tương đương giảm từ 235 xuống còn 160 tương đương 31,9%. Cấp huyện giảm 21 phòng chuyên môn và 23 phó phòng.
Đối với Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị xã hội và hội quần chúng: Từ 44 đầu mối giảm còn 27 đầu mối; giảm 14 cấp phó đơn vị trực thuộc. Cùng với đó, tỉnh đã hoàn thành việc hợp nhất Văn phòng Hội đồng nhân dân với Văn phòng Đoàn Đại biểu quốc hội thành một văn phòng tham mưu giúp việc chung từ tháng 3/2021...
Tại hội nghị, các đại biểu đã phân tích, làm rõ những kết quả mà tỉnh Hòa Bình đạt được trong thực hiện Nghị quyết số 18 và thể hiện quyết tâm chính trị cao trong thực hiện nghiêm túc việc sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
Tại hội nghị, các đại biểu đã nghe và cho ý kiến vào Dự thảo Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hòa Bình về phương án sắp xếp của tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị; Tờ trình của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 18, nhiệm kỳ 2025-2030 cùng nhiều nội dung quan trọng khác.
Sắp xếp tổ chức bộ máy là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng
Phát biểu kết luận hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình Nguyễn Phi Long đề nghị các đồng chí Uỷ viên Ban Chấp hành Đảng bộ, lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt nhiệm vụ sắp xếp tổ chức bộ máy. Đặc biệt phải xác định đây là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, là cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy, cần sự thống nhất cao về nhận thức và hành động trong toàn đảng bộ và hệ thống chính trị, tạo sự đồng thuận từ cán bộ đến Nhân dân.
Thực hiện nghiêm túc nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo, bảo đảm sát với định hướng của Bộ Chính trị, sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, đồng thời phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo, của cấp ủy, tổ chức đảng, địa phương, đơn vị.
Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, địa phương, đơn vị, trước hết là người đứng đầu gương mẫu, chủ động quyết liệt thực hiện đặc biệt phải làm tốt công tác tư tưởng cho đội ngũ cán bộ, công chức, người lao động. Thực hiện nghiêm nguyên tắc một cơ quan thực hiện nhiều việc, một việc chỉ giao cho một cơ quan chủ trì, khắc phục triệt để chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ.
Cải cách tổ chức bộ máy phải gắn với thực hiện có hiệu quả chủ trương về đổi mới phương thức lãnh đạo, nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, gắn với cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; lựa chọn đội ngũ có năng lực, trách nhiệm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Đồng thời với sắp xếp tổ chức bộ máy, cần tập trung chuẩn bị tốt cho đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025-2030.
Trên cơ sở định hướng của Trung ương cần chủ động nghiên cứu, rà soát, xác định, bố trí cơ cấu cấp ủy phù hợp với yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị và thực tiễn đội ngũ cán bộ địa phương. Các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị chủ động sắp xếp tinh gọn bộ máy, biên chế trong cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi, lĩnh vực. Đặc biệt thực hiện tốt công tác chính trị tư tưởng và chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức khi thực hiện sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy...
Thực hiện phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, năm 2024, tỉnh Hòa Bình có hơn 51.000 hộ nông dân đạt danh hiệu “sản xuất, kinh doanh giỏi”.
Năm 2024, nhờ triển khai đồng bộ các giải pháp, công ty Điện lực Hòa Bình đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức và đạt những kết quả nổi bật trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Lễ hội Gầu Tào ở huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình là hoạt động sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng có từ lâu đời của người Mông, thu hút hàng nghìn người tham gia.
Dự kiến Khu công nghiệp nhuận trạch ở Hòa Bình khi đi vào hoạt động sẽ tạo ra khoảng 15.000 - 30.000 việc làm mới trực tiếp và khoảng trên 10.000 công việc gián tiếp.
Ngày 13/1, Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình Nguyễn Phi Long và đoàn công tác đã trao tặng 80 suất quà cho hộ nghèo, người có uy tín, già làng, trưởng bản tại huyện Cao Phong và huyện Đà Bắc.
Thực hiện phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, năm 2024, tỉnh Hòa Bình có hơn 51.000 hộ nông dân đạt danh hiệu “sản xuất, kinh doanh giỏi”.
Năm 2024, nhờ triển khai đồng bộ các giải pháp, công ty Điện lực Hòa Bình đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức và đạt những kết quả nổi bật trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Lễ hội Gầu Tào ở huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình là hoạt động sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng có từ lâu đời của người Mông, thu hút hàng nghìn người tham gia.
Dự kiến Khu công nghiệp nhuận trạch ở Hòa Bình khi đi vào hoạt động sẽ tạo ra khoảng 15.000 - 30.000 việc làm mới trực tiếp và khoảng trên 10.000 công việc gián tiếp.
Ngày 13/1, Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình Nguyễn Phi Long và đoàn công tác đã trao tặng 80 suất quà cho hộ nghèo, người có uy tín, già làng, trưởng bản tại huyện Cao Phong và huyện Đà Bắc.