Dù mở cửa đón khách du lịch được 6 tháng, phố Tây Nha Trang (Khánh Hòa) vẫn đìu hiu. Các khách sạn, cửa hàng đóng cửa im lìm.
Chiều 15/3, Tổng cục Du lịch chính thức công bố Phương án mở cửa lại hoạt động du lịch trong điều kiện bình thường mới.
Chính phủ đã chính thức cho mở cửa đón khách du lịch quốc tế từ ngày 15/3 nhưng hiện với hàng loạt quy định chặt chẽ về y tế, ngoại giao khiến khách quốc tế chưa mặn mà.
Việc áp dụng các yêu cầu về xét nghiệm Covid-19 đối với khách du lịch quốc tế trước khi nhập cảnh và thủ tục xét nghiệm sau đó sẽ bất lợi, làm giảm đáng kể số lượng khách muốn đến Việt Nam, giảm lợi thế cạnh tranh...
Trong bối cảnh ngành du lịch Việt Nam đang tập trung mở cửa trở lại vào ngày 15/3, thời gian qua, hàng không Việt Nam đã khai thác lại toàn bộ đường bay thường lệ quốc tế đến các nước sau gần hai năm đóng cửa.
Theo thống kê của Tổng cục Du lịch, Việt Nam đã đón hơn 8.900 du khách quốc tế từ khi thực hiện chương trình thí điểm đón khách du lịch quốc tế từ tháng 11-2021 đến ngày 8-2-2022.
Theo hướng dẫn thí điểm đón khách du lịch quốc tế trong giai đoạn 2 được Bộ VH-TT-DL ban hành ngày 17-2, các địa phương chủ động quyết định việc đón khách du lịch quốc tế thông qua các chuyến bay thuê chuyến hoặc thương mại quốc tế thường lệ.
Ngành du lịch đã phục vụ trên 6,1 triệu lượt khách du lịch nội địa, trong đó 3,2 triệu lượt khách nghỉ đêm tại các cơ sở lưu trú du lịch. Tổng thu từ du lịch ước đạt 25.000 tỷ đồng
Bộ VH-TT-DL kiến nghị Chính phủ tiến tới mở cửa hoàn toàn các hoạt động du lịch quốc tế từ ngày 1-5-2022, đồng thời cho phép khôi phục lại chính sách miễn thị thực đối với các thị trường du lịch quốc tế đã được áp dụng trước năm 2020.
Ngành du lịch Việt Nam còn rất nhiều việc phải làm nếu muốn đạt mục tiêu năm 2022 đón được 65 triệu lượt khách du lịch, trong đó hơn 90% là khách nội địa