Thứ bảy, 20/04/2024

Chậm trễ mở cửa du lịch: Mất cơ hội, mất tiền

16/03/2022 6:37 AM (GMT+7)

Chính phủ đã chính thức cho mở cửa đón khách du lịch quốc tế từ ngày 15/3 nhưng hiện với hàng loạt quy định chặt chẽ về y tế, ngoại giao khiến khách quốc tế chưa mặn mà.

Theo các chuyên gia, nếu cơ quan chức năng không nhanh chóng sửa đổi quy định về cách ly y tế sẽ khiến Việt Nam dần mờ nhạt trên bản đồ du lịch thế giới.

Điều kiện phải đơn giản

Chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh cho rằng, Việt Nam cho phép mở cửa du lịch, đón khách quốc tế từ ngày 15/3 và có kế hoạch chuẩn bị từ rất lâu nhưng đến nay các điều kiện đi kèm (về y tế, thị thực) chậm ban hành đang khiến mốc thời gian này trở thành vô nghĩa. Để đón khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, các điều kiện đi kèm phải đơn giản nhất để thu hút khách du lịch.

Theo TS Lê Đăng Doanh, các nước trong khu vực như Thái Lan, Singapore đến nay đã bỏ dần quy định yêu cầu xét nghiệm COVID-19, cách ly với khách du lịch quốc tế. Nếu Việt Nam yêu cầu quy định chặt chẽ quá so với quốc gia trong khu vực, sẽ không thu hút được khách du lịch.

Theo ông Ánh, ngành du lịch đã “chết” suốt 2 năm nay. Với định hướng mở cửa, phục hồi ngành du lịch, cơ quan chức năng cần có biện pháp hỗ trợ ngành này tái sinh sớm. Ngành du lịch là một bộ phận của nền kinh tế, tạo ra nhiều sản phẩm, dịch vụ, đóng góp nhiều tỷ đô la cho GDP. Du lịch hồi sinh sẽ kéo theo nguồn thu cho ngân sách từ các khoản đóng góp của hàng chục nghìn doanh nghiệp lữ hành, khách sạn, nhà hàng ăn uống phục vụ du lịch, vui chơi giải trí. Ngoài ra, ngành du lịch còn tạo việc làm cho nhiều lao động gián tiếp kéo theo tăng trưởng ở các địa phương.

“Trong bối cảnh hiện nay, du lịch còn mang tính cạnh tranh. Nếu Việt Nam đóng cửa quá lâu, uy tín, thương hiệu của Việt Nam trên thị trường quốc tế suy giảm. Việc mở cửa du lịch của Việt Nam còn mang tính cạnh tranh với khu vực và toàn cầu”, ông Vũ Đình Ánh kiến nghị.

TS Lê Đăng Doanh - nguyên Viện trưởng Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương cho rằng, Việt Nam nên so sánh quy định đón khách quốc tế với các nước có nhiều nét tương đồng trong khu vực như Thái Lan, Indonesia và Malaysia. Các Bộ Y tế, Ngoại giao, Bộ VH, TT&DL nên ngồi lại với nhau tìm giải pháp phù hợp để đưa ra quy định hợp lý hơn. Tránh tình trạng, mỗi bộ chuyên ngành ra quyết định khác nhau, gây khó khăn trong quá trình thực hiện.

Du lịch là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam. Năm 2019, khi dịch COVID-19 chưa bùng phát, Việt Nam đón 18 triệu khách du lịch quốc tế. Du lịch đóng góp khoảng 9,2% trong tổng GDP cả nước (tương đương 32,8 tỷ USD). Dịch COVID-19 khiến lượng khách giảm sâu. Năm 2020 chỉ còn 3,8 triệu lượt khách quốc tế. Năm 2021 chỉ còn 157.300 khách quốc tế đến Việt Nam.

Theo TS Lê Đăng Doanh, các nước trong khu vực như Thái Lan, Singapore đến nay đã bỏ dần quy định yêu cầu xét nghiệm COVID-19, cách ly với khách du lịch quốc tế. Nếu Việt Nam yêu cầu quy định chặt chẽ quá so với quốc gia trong khu vực, sẽ không thu hút được khách du lịch. Trong bối cảnh hiện nay, các bộ chuyên ngành cần sử dụng công nghệ thông tin, kinh tế số để kết nối thông tin đưa ra phương án phù hợp nhất.

“Chỉ cần mất khách du lịch 2-3 mùa, ngành du lịch Việt Nam sẽ tụt hậu, mất dần thương hiệu và lượng khách. Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam mà bị yêu cầu cách ly thì ai người ta đến... Việt Nam sẽ dần mất khách du lịch quốc tế”, ông Doanh cảnh báo.

Mở cửa phải thực chất

Mới đây, nhiều hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài đã gửi kiến nghị đến Chính phủ về chính sách liên quan mở cửa du lịch. Tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) diễn ra cuối tháng 2, ông Alain Cany - Chủ tịch EuroCham tại Việt Nam nói rằng: “Chúng tôi khuyến khích Chính phủ Việt Nam tiến xa hơn và nhanh hơn trong việc tái mở cửa để Việt Nam có thể phát huy hết tiềm năng của mình với tư cách là một nước đi đầu trong lĩnh vực du lịch”.

Chậm trễ mở cửa du lịch: Mất cơ hội, mất tiền - Ảnh 4.

Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trước khi có dịch COVID-19

Về chính sách cấp thị thực để thu hút đông đảo khách du lịch đến Việt Nam, Tiểu ban du lịch và nhà hàng khách sạn thuộc Liên minh Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam kiến nghị, mở rộng danh sách các nước được miễn thị thực sang tất cả các nước EU và kéo dài thời gian miễn thị thực từ 15 lên 30 ngày; kéo dài thời gian miễn thị thực đã công bố và các trường hợp miễn trừ lên 5 năm. Tạo thị thực du lịch 3 tháng cho những người châu Âu muốn thực hiện các kỳ nghỉ dài hạn. Cơ quan quản lý cũng cần linh hoạt miễn thị thực lưu trú ngắn hạn trong một số trường hợp nhất định.


Miễn thị thực nhập cảnh Việt Nam cho công dân 13 nước

Ngày 15/3, Chính phủ ban hành Nghị quyết miễn thị thực cho công dân các nước: Cộng hòa liên bang Đức, Cộng hòa Pháp, Cộng hòa Italia, Vương quốc Tây Ban Nha, Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland, Liên bang Nga, Nhật Bản, Đại Hàn Dân Quốc, Vương quốc Đan Mạch, Vương quốc Thụy Điển, Vương quốc Na Uy, Cộng hòa Phần Lan và Cộng hòa Belarus khi nhập cảnh Việt Nam với thời hạn tạm trú 15 ngày kể từ ngày nhập cảnh, không phân biệt loại hộ chiếu, mục đích nhập cảnh, trên cơ sở đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Chính sách miễn thị thực khi nhập cảnh Việt Nam cho công dân các nước nêu trên được thực hiện trong thời hạn 3 năm, kể từ ngày 15/3/2022 đến hết ngày 14/3/2025 và sẽ được xem xét gia hạn theo quy định của pháp luật Việt Nam. Nghị quyết này thay thế các các Nghị quyết trước đó về tạm dừng chính sách miễn thị thực đơn phương với các nước.

THÀNH NAM

Theo Quỳnh Nga

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Diễn biến bất ngờ của tỷ giá sau khi Ngân hàng Nhà nước bán USD can thiệp

Diễn biến bất ngờ của tỷ giá sau khi Ngân hàng Nhà nước bán USD can thiệp

Dù Ngân hàng Nhà nước bán USD can thiệp thị trường, giá USD trên thị trường tự do sáng nay (20/4) vẫn tiếp tục tăng, trong khi giá USD ở các ngân hàng cũng duy trì quanh vùng đỉnh.

Xóa ám ảnh đầu tư trái phiếu doanh nghiệp

Xóa ám ảnh đầu tư trái phiếu doanh nghiệp

Mặc dù thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã "rã đông" nhưng vẫn chưa thực sự khởi sắc bởi tâm lý nhà đầu tư chưa thoát khỏi nỗi ám ảnh. Xếp hạng tín dụng được xem là một giải pháp tăng niềm tin đầu tư, nâng bền vững thị trường.

Xe điện khuấy động thị trường taxi

Xe điện khuấy động thị trường taxi

Tiềm năng của thị trường gọi xe công nghệ ở Việt Nam còn rất lớn, các doanh nghiệp dẫn đầu đang vẽ lại bức tranh thị trường

Quyết liệt kiểm soát thị trường vàng

Quyết liệt kiểm soát thị trường vàng

Ngân hàng Nhà nước sẽ triển khai ngay giải pháp tăng cung vàng miếng để xử lý tình trạng giá vàng trong nước và thế giới chênh lệch cao

NHNN đề xuất giảm 50% tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với ngân hàng nhận chuyển giao TCTD yếu kém

NHNN đề xuất giảm 50% tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với ngân hàng nhận chuyển giao TCTD yếu kém

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 30/2019/TT-NHNN quy định về thực hiện dự trữ bắt buộc của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài với dự kiến sẽ sửa đổi, bổ sung 4 điều trong Thông tư 30 là Điều 3, Điều 7, Điều 13 và Điều 16.

Giá vàng liên tục "nhảy số", bất thường nằm ở đâu?

Giá vàng liên tục "nhảy số", bất thường nằm ở đâu?

Giá vàng không còn đứng ở mức đỉnh "chót vót" ghi nhận trong ngày hôm qua đối với vàng nhẫn 9999, song giá vàng miếng SJC vẫn đang "đu đỉnh" gần 85 triệu đồng/lượng. Các chuyên gia chỉ điểm "bình thường" và "bất thường" khi vàng "nhảy múa".