Thứ năm, 05/12/2024

Thuế rượu bia cao nhất thế giới, ta vẫn muốn tăng thêm

22/11/2024 9:12 AM (GMT+7)

Việt Nam áp dụng mức thuế tiêu thụ đặc biệt cho cả bia và rượu ở mức 65% từ 1/1/2018, được xem là cao nhất thế giới. Tuy nhiên, có khả năng thuế này sẽ tăng nữa.

Theo khảo sát mới nhất từ Tổ chức y tế thế giới (WHO), có 148 quốc gia trên thế giới đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu, bia, đồ uống có cồn. Trung bình, các quốc gia đánh thuế tiêu thụ đặc biệt cho bia ở mức 17,2%, cho rượu ở mức 26,5%.

Đánh thuế cao nhất thế giới

Nói riêng về mặt hàng bia chai (lon) 330 ml, những quốc gia đánh thuế tiêu thụ đặc biệt cho bia cao nhất trong bảng khảo sát của WHO năm 2023 là Ai Cập (59,27%), Na Uy (40,6%), Thụy Điển (38,51%), Thổ Nhĩ Kỳ (36,14%), Myanmar (52,48%).

WHO không ghi số liệu về thuế tiêu thụ đặc biệt ở Việt Nam, nơi đã áp dụng mức thuế tiêu thụ đặc biệt cho cả bia và rượu ở mức 65% từ 1/1/2018.

Thuế rượu bia cao nhất thế giới, ta vẫn muốn tăng thêm - Ảnh 1.

Thuế áp lên đồ uống có cồn tại Việt Nam đang ở mức rất cao. Ảnh minh họa

Thuế tiêu thụ đặc biệt chỉ là một trong những loại thuế áp lên bia. Ngoài ra còn thuế giá trị gia tăng, thuế nhập khẩu, thuế theo giá trị và một số loại thuế khác.

So sánh với các nước trên, thuế tiêu thụ đặc biệt đánh vào bia rượu của Việt Nam đang cao nhất thế giới. Chúng ta cao hơn cả các nước Hồi giáo vốn không ưa bia rượu (Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ), nhiều nước Hồi giáo cấm bán rượu, cao hơn cả những nước văn minh, có phúc lợi xã hội tốt nhất (Na Uy, Thụy Điển), hơn cả Myanmar -- đất nước Phật giáo nguyên bản.

Nhìn từ lăng kính đánh thuế này, Việt Nam chúng ta là nước không khuyến khích rượu bia nhất, chăm lo cho sức khỏe nhân dân nhất thế giới!!!

Và tiếp theo đây, Bộ Tài chính của chúng ta sẽ nâng sự quan tâm đến sức khỏe đó lên một mức mới: đề ra 2 phương án tăng thuế tiêu thụ đặc biệt.

Phương án 1 tăng thuế lên 70% vào năm 2026, mỗi năm tăng thêm 5% nữa để đạt mức 90% vào năm 2030. Phương án 2 tăng thuế lên 80% năm 2026, và tăng 5% mỗi năm liên tiếp đến năm 2030 để đạt mức 100%.

Tăng thuế lên có lợi hay hại gì không?

Tăng thuế lên, Việt Nam có lợi gì? Tăng nguồn thu ngân sách, đây là mục tiêu cao nhất. Hạn chế bệnh tật cho dân, giảm gánh nặng cho ngành y tế và các gánh nặng xã hội khác.

Thị phần bia hiện nay chủ yếu nằm trong các công ty: Heineken (Hà Lan), Carlsberg (Đan Mạch), Sabeco (Thái Lan) và Habeco. 3 trong 4 công ty lớn nhất thuộc về nước ngoài. Thuế tiêu thụ đặc biệt chỉ đánh lên nhà sản xuất bia, họ là người nước ngoài, mất gì của ta đâu.

Tăng thuế lên, không có lợi như thế nào? Sẽ ảnh hưởng đến các ngành khác có liên quan đến ngành bia. Một nghiên cứu của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) gần đây cho thấy tăng thuế tiêu thụ đặc biệt lên bia rượu sẽ ảnh hưởng đến 21 ngành khác. Như vậy, tỉ lệ thất nghiệp sẽ gia tăng và kéo theo là bất ổn xã hội.

Tiếp theo, người tiêu dùng thiệt thòi vì phải trả tiền cao hơn trước để sử dụng. Đồng ý bia là mặt hàng đặc biệt, nhưng không đặc biệt đến mức quá cao, bởi vậy các quốc gia đánh thuế tiêu thụ đặc biệt trung bình cho bia ở mức 17,2% thôi.

Còn nữa, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư. Doanh thu các hãng bia giảm sâu trong 2-3 năm trở lại đây do Covid, thói quen tiêu dùng thay đổi, do Nghị định 100 kiểm soát nồng độ cồn khi tham gia giao thông gắt gao. Do nguyên liệu đầu vào tăng bởi xung đột Nga - Ukraine. Và bây giờ lại bị tăng thuế nữa. Mà tăng ào ào, dồn dập, mỗi năm 5%.

Từ năm 1990 đến nay, ta đã có 12 lần tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia và đồ uống có cồn. Nhiều quá. Thông thường, trên thế giới, mỗi lần điều chỉnh thuế đều có lộ trình dài hạn, mỗi bước ít nhất là 10 năm. Vì mỗi doanh nghiệp đều có chính sách và kế hoạch phát triển riêng, một số doanh nghiệp mới đầu tư dây chuyền sản xuất, máy móc có vòng đời từ 5-10 năm.

Khi chính sách thuế thay đổi, doanh nghiệp có thể không thích ứng nhanh và chắc chắn sẽ chịu lỗ. Như vậy họ sẽ rút ra khỏi thị trường và coi môi trường của ta bất ổn về mặt chính sách. Do đó, chính sách thuế cần được hoạch định với lộ trình phù hợp.

Tư duy "giá ở Việt Nam vẫn rẻ hơn nước khác"

Mỗi lần tăng thuế là một lần cần phải cân đo lợi ích của ba bên liên quan chính là Nhà nước (cơ quan quản lý), doanh nghiệp (nhà sản xuất, phân phối) và công chúng (người tiêu dùng) làm sao cho, nói như Thủ tướng Chính phủ, là "lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ".

Nhưng Nhà nước thì có vẻ không thích chia sẻ rủi ro lắm. Muốn tăng thuế cứ đưa ra phương án con số, không có phân tích lợi hại gì. Làm các doanh nghiệp bia rượu lobby hoãn thuế tiêu thụ đặc biệt phải đi cậy Viện CIEM để làm nghiên cứu tác động của việc tăng thuế.

Nhớ mỗi lần tăng giá xăng lại có vài vị quan chức hoặc đại biểu quốc hội đăng đàn phát biểu "giá xăng dầu ở Việt Nam vẫn rẻ hơn nước khác nhiều". Trong khi họ lại không nói mức sống, mức thu nhập ở nước khác cao hơn bao nhiêu lần so với Việt Nam. Và bây giờ, đừng ngạc nhiên nếu có vị nói "giá bia ở Việt Nam vẫn rẻ hơn so với nước ngoài nhiều". Nên cứ tăng thuế, không sao đâu!?

Ngoài việc đánh thuế cao nhất, chúng ta còn có nghị định kiểm soát nồng độ cồn khi tham gia giao thông gắt gao nhất trên thế giới. Nồng độ cồn phải là số 0 zero tuyệt đối mới được, không có du di sai số. Trong khi đó, các loại máy móc tối tân nhất trên thế giới còn có sai số.

Bất chấp các điều đó, Việt Nam chúng ta vẫn một cách bền vững nằm trong Top 10 nước tiêu thụ nhiều bia nhất trên thế giới. Có nghĩa là đánh thuế tăng lên, giá bia tăng lên, thì dân ta cũng vẫn sẽ uống nhiều. Nên cứ tăng thuế, không sao đâu!?

Nếu vẫn tư duy theo kiểu "đi vào lòng đất" này, thì được rồi, cứ tăng thuế, không sao đâu.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Giải pháp để đẩy nhanh bồi thường, hỗ trợ người dân khi thu hồi đất tại TP.HCM

Giải pháp để đẩy nhanh bồi thường, hỗ trợ người dân khi thu hồi đất tại TP.HCM

TP.HCM triển khai thí điểm ủy quyền cho UBND TP.Thủ Đức, các quận, huyện quyết định biện pháp bảo đảm ổn định đời sống, sản xuất đối với người có đất, chủ sở hữu tài sản khi nhà nước thu hồi đất.

Tiến độ con đường ven sông làm thay đổi diện mạo Nam Bình Dương

Tiến độ con đường ven sông làm thay đổi diện mạo Nam Bình Dương

Đường ven sông Sài Gòn là dự án quan trọng vừa mang tính kết nối giao thông vừa đảm bảo mỹ quan đô thị, nhất là với TP.Thuận An và TP.Thủ Dầu Một của tỉnh Bình Dương.

TP.HCM có chỉ đạo mới đẩy nhanh việc bồi thường, hỗ trợ người dân khi thu hồi đất

TP.HCM có chỉ đạo mới đẩy nhanh việc bồi thường, hỗ trợ người dân khi thu hồi đất

UBND TP.HCM đã ủy quyền cho UBND Thủ Đức và các quận, huyện quyết định biện pháp, mức hỗ trợ đối với người có đất, chủ sở hữu tài sản khi Nhà nước thu hồi đất.

Bitcoin lên đỉnh, bỏ mốc 100.000 USD lại phía sau

Bitcoin lên đỉnh, bỏ mốc 100.000 USD lại phía sau

Bitcoin vừa đã vượt mốc 100.000 USD. Không những vậy, loại tiền điện tử đình đám thế giới này còn cao hơn 103.000 USD trong hôm nay 5/12.

Vì sao Bessent được coi là Bộ trưởng Tài chính Mỹ 'lý tưởng' đối với Việt Nam?

Vì sao Bessent được coi là Bộ trưởng Tài chính Mỹ 'lý tưởng' đối với Việt Nam?

Các quyết định nhân sự liên quan đến kinh tế của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump giúp giảm rủi ro đối với các nhà đầu tư vào Việt Nam. Trong đó, người được chọn làm Bộ trưởng Tài chính được coi là yếu tố tích cực cho Việt Nam, theo một nhà kinh tế người Mỹ nhiều kinh nghiệm.

Trung tâm Tài chính quốc tế TP.HCM từ đầu năm 2025 có gì đáng chú ý?

Trung tâm Tài chính quốc tế TP.HCM từ đầu năm 2025 có gì đáng chú ý?

Thủ tướng Chính phủ cũng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư, TP.HCM khẩn trương hoàn thành các thủ tục triển khai Trung tâm tài chính quốc tế TP.HCM trong tháng 12/2024, cơ bản hình thành Trung tâm trong quý I/2025.