Nhà chức trách Trung Quốc đã yêu cầu các nền tảng thương mại điện tử ngừng việc yêu cầu các nhà bán hàng phải hoàn tiền cho khách mà không cần khách trả lại hàng, nhằm giảm bớt áp lực tài chính cho người bán – Reuters dẫn hai nguồn tin am hiểu vấn đề cho biết.
Giới chức đã gặp gỡ các nhà điều hành nền tảng, trong đó có PDD Holdings, và kết luận rằng chính sách này phải chấm dứt trước tháng 7. Kể từ thời điểm đó, chỉ người bán mới có quyền chủ động tiến hành hoàn tiền, các nguồn tin cho biết, nhưng không nêu rõ ngày cụ thể.
Mục tiêu là ngăn ngừa tình trạng khó khăn tài chính của người bán trong bối cảnh nền kinh tế suy giảm, một trong các nguồn tin – yêu cầu giấu tên vì thông tin chưa được công bố – cho biết.
PDD và đối thủ JD.com từ chối bình luận. Alibaba Group và Cục Quản lý Giám sát Thị trường Trung Quốc cũng chưa phản hồi yêu cầu bình luận.
Vào tháng 7 năm ngoái, hàng trăm người đã tụ tập tại một văn phòng của nền tảng Temu (thuộc PDD) ở miền nam Trung Quốc để phản đối chính sách hoàn tiền. Sau đó, các cơ quan chức năng bao gồm cơ quan giám sát thị trường và Bộ Thương mại đã ra lệnh cho PDD sửa đổi chính sách này.
Trong năm nay, các cơ quan chính phủ, bao gồm Cục Quản lý Giám sát Thị trường và Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia, đã gia tăng chỉ trích đối với cái mà họ gọi là cạnh tranh kiểu “tự làm hại mình” (involution-style competition). Trong phiên họp Quốc hội thường niên tháng 3, cụm từ “chấn chỉnh toàn diện tình trạng cạnh tranh kiểu tự làm hại” đã được đưa vào báo cáo công tác của Chính phủ.
Chính sách hoàn tiền không cần trả hàng ban đầu được thiết kế để mang lại lợi ích cho cả người mua và người bán trong một số loại đơn hàng nhất định. PDD bắt đầu mở rộng chính sách này từ năm 2021, khiến các đối thủ cũng áp dụng theo.
Tuy nhiên, các nhà bán hàng – từ quần áo cho đến đồ gia dụng – cho biết chính sách này gây thiệt hại cho lợi nhuận của họ, vì có nguy cơ mất cả tiền lẫn hàng.
Tập đoàn bán lẻ AEON (Nhật Bản) dự kiến mở thêm 3 trung tâm mua sắm tại TP.HCM với vốn đầu tư hàng ngàn tỉ đồng, tạo việc làm cho khoảng 1.000–1.500 lao động. Kế hoạch mở rộng này thể hiện cam kết lâu dài của AEON tại thị trường Việt Nam.
Thời gian tới, AEON - chuỗi trung tâm thương mại hàng đầu Nhật Bản dự kiến sẽ có thêm 3 trung tâm mua sắm tại TP.HCM. Trong đó, 2 trung tâm sẽ được mở rộng, phát triển ra các khu vực mới.
Những gói đồ ăn vặt và đồ uống “tí hon” đang xuất hiện ngày càng nhiều trên các kệ hàng, khi các thương hiệu cố gắng giữ chân người tiêu dùng đang thắt chặt chi tiêu bằng các lựa chọn có giá rẻ hơn.
Tập đoàn bán lẻ AEON (Nhật Bản) dự kiến mở thêm 3 trung tâm mua sắm tại TP.HCM với vốn đầu tư hàng ngàn tỉ đồng, tạo việc làm cho khoảng 1.000–1.500 lao động. Kế hoạch mở rộng này thể hiện cam kết lâu dài của AEON tại thị trường Việt Nam.
Thời gian tới, AEON - chuỗi trung tâm thương mại hàng đầu Nhật Bản dự kiến sẽ có thêm 3 trung tâm mua sắm tại TP.HCM. Trong đó, 2 trung tâm sẽ được mở rộng, phát triển ra các khu vực mới.
Những gói đồ ăn vặt và đồ uống “tí hon” đang xuất hiện ngày càng nhiều trên các kệ hàng, khi các thương hiệu cố gắng giữ chân người tiêu dùng đang thắt chặt chi tiêu bằng các lựa chọn có giá rẻ hơn.