Tại Kỳ họp thứ 8, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về hai dự án: Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp; Luật Công nghiệp công nghệ số.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, đây là hai dự án luật rất quan trọng trong bối cảnh đất nước còn thiếu vốn. Trong quá trình đó, cơ chế chính sách pháp luật phải quy định rõ ràng cài nào đúng mà làm, cái nào sai mà tránh, từ đó khuyến khích đổi mới sáng tạo.
Liên quan tới Dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Thủ tướng cho rằng, mỗi mô hình quản lý, mỗi giai đoạn lịch sử có bối cảnh, yêu cầu đặt ra khác nhau. Mô hình hiện tại chưa ổn định, do đất nước đang trong quá trình phát triển, nền kinh tế đang chuyển đổi, quy mô còn nhỏ nên tìm ra mô hình phù hợp đòi hỏi một quá trình. Tinh thần là không cầu toàn, không nóng vội, cái gì được thì giữ, cái gì không được thì loại.
"Tôi suy nghĩ hoạt động doanh nghiệp phải theo quy luật thị trường, quy luật giá trị, cung cầu và cạnh tranh, không thể can thiệp bằng các biện pháp hành chính được. Can thiệp sẽ làm méo mó thị trường, không đúng quy luật, tư duy và sự phát triển. Nên tuân thủ quản lý các doanh nghiệp theo cơ chế thị trường, hội nhập quốc tế, phù hợp điều kiện Việt Nam", Thủ tướng nhấn mạnh.
Theo người đứng đầu Chính phủ, kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp phải giao HĐQT chịu trách nhiệm quyết định, trên cơ sở bảo toàn và phát triển vốn, phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Chính phủ, cơ quan quản lý có công cụ để định hướng, kiểm tra, giám sát và công cụ đó phải rõ để người ta sáng tạo.
Theo Thủ tướng, nhà nước chỉ cần đưa ra công cụ giám sát, quản lý, không nên can thiệp vào kế hoạch kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp. Muốn vậy, hành lang pháp lý phải rõ ràng để doanh nghiệp thỏa sức sáng tạo, không sợ sai.
"Tôi đồng ý với ý kiến của Ủy ban Tài chính - Ngân sách, vốn đầu tư công thì thực hiện theo Luật Đầu tư công, còn vốn đầu tư của DNNN thì HĐQT phải chịu trách nhiệm, miễn là phải bảo toàn và phát triển vốn, chống thất thoát, lãng phí, tiêu cực. Thành lập ra HĐQT là đưa ra các quyết định, sao lại phải đi xin các cấp hành chính nữa?", Thủ tướng đặt câu hỏi.
Theo Thủ tướng, muốn vậy, quy định pháp luật phải rõ ràng để người đứng đầu doanh nghiệp mạnh dạn thực hiện.
"Thời gian, trí tuệ, quyết định kịp thời, đúng lúc là yếu tố quyết định cho thành công. Vừa qua, Tổng Bí thư nêu lãng phí thời gian, mà thời gian là tiền bạc, sao cứ để loay hoay mãi. Cứ đi xin hết chỗ này chỗ kia, không rõ ràng. Không để chạy theo kiểu hành chính. Phân cấp mạnh ra, quy định trong luật cho rõ cái gì được làm và không được làm để người ta sáng tạo", ông nói.
Đồng tình với cơ quan thẩm tra rằng khi đánh giá doanh nghiệp cần đánh giá tổng thể giá trị mang lại chứ không đánh giá từng việc một, Thủ tướng nêu ví dụ trong 10 việc được giao, có thể 2-3 việc họ làm chưa tốt, thua lỗ, nhưng "tổng thể vẫn dương" là bảo toàn và phát triển vốn. Kinh doanh là có được, có mất, phải để không gian cho doanh nghiệp sáng tạo.
"Doanh nghiệp tư nhân làm rất nhanh, mối quan hệ dân sự họ xử lý rất hay. Ta cứ đấu thầu cả, nhưng cuối cùng quân xanh, quân đỏ, kỷ luật liên tục. Làm sao rút ra quy luật chứ. Kinh doanh không phải ngày một, ngày hai nên phải đánh giá tổng thể. Tổng vẫn dương mà xử lý họ là chưa phù hợp tình hình, quy luật", Thủ tướng đề nghị rà soát thiết kế công cụ để khuyến khích đổi mới sáng tạo, đứt khoát bỏ tư duy không quản lý được thì cấm.
Ngoài ra, Thủ tướng lưu ý, khi sửa Luật cần có điều khoản để không tạo khoảng trống pháp lý giữa thực hiện luật mới và luật cũ, tránh xảy ra vướng mắc kéo dài.
Thủ tướng cũng đề nghị rà soát lại theo tinh thần phân cấp, phân quyền, tăng trách nhiệm cá nhân, thiết kế công cụ giám sát kiểm tra phù hợp. Không biến cơ quan trung ương thành cơ quan đi làm công việc cụ thể, mà phải là nơi hoạch định kế hoạch, chiến lược, giám sát, kiểm tra, tổng kết rút kinh nghiệm…
Theo Thủ tướng, chương trình mà Trung ương đi làm tận xã thì tắc, mà tắc là lãng phí. Trung ương không làm thay tỉnh, tỉnh không thay huyện, huyện không làm thay xã. Tinh thần địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm. Quản lý doanh nghiệp cũng vậy, không can thiệp sâu.
Dịch vụ logistics trọn gói đang thu hút doanh nghiệp xuất nhập khẩu, bởi chi phí dịch vụ trọn gói sẽ thấp hơn so với làm dịch vụ đơn lẻ.
Quốc hội đang xem xét việc tăng thuế VAT đối với lĩnh vực văn hóa từ 5% lên 10% nhận nhiều ý kiến trái chiều. Đáng chú ý, hơn 30 đơn vị điện ảnh đã cùng ký đơn tập thể mong muốn Quốc hội không phê chuẩn việc tăng thuế này.
Chủ tịch Tập đoàn 911 - ông Lưu Đình Tuấn đã đột ngột từ trần chỉ 1 ngày trước Đại hội cổ đông bất thường của công ty này.
Thời điểm này, dù còn 1 tuần nữa mới đến Black Friday, nhưng theo ghi nhận của Thế Giới Tiếp Thị, không khí giảm giá sớm đã bắt đầu nhộn nhịp. Nhiều người tranh thủ đi mua sắm sớm.
TP.HCM sẽ chi 7.500 tỷ đồng bồi thường cho người dân thuộc diện giải tỏa trong dự án đường Vành đai 2.
Còn 1 tuần nữa mới đến Black Friday - sự kiện mua sắm lớn nhất năm, nhưng nhiều thương hiệu đã triển khai khuyến mãi sớm thu hút sức mua từ người tiêu dùng, nhất là các chị em.