Là một trong số các quốc gia có dân số đông nhất Nam Mỹ, Brazil cũng là đối tác thương mại lớn của Việt Nam ở khu vực này. Theo số liệu từ Thương vụ Việt Nam tại Brazil, năm 2022 kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Brazil đạt 6,78 tỷ USD, tăng 6,6% so với năm 2021. Trong đó, Việt Nam xuất khẩu hơn 2,24 tỷ USD, giảm 1%, nhập khẩu đạt 4,55 tỷ USD, tăng 11% so với năm 2021. Mặt hàng Việt Nam nhập khẩu chủ yếu là nguyên liệu phục vụ cho sản xuất.
Điện thoại và linh kiện là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang thị trường Nam Mỹ
Ông Ngô Xuân Tỵ - Phụ trách Thương vụ Việt Nam tại Brazil (kiêm nhiệm Bolivia, Guyana, Suriname) cho hay: Brazil là thị trường lớn và rất tiềm năng cho hàng hóa Việt Nam. Thị trường này không quá khắt khe về tiêu chuẩn chất lượng, thị hiếu của người dân rất đa dạng.
Tuy vậy, doanh nghiệp cần xác định sẽ gặp thách thức lớn khi tiếp cận thị trường Brazil. Bên cạnh khoảng cách địa lý xa, chi phí logictics cao, rào cản ngôn ngữ, Việt Nam chưa có hiệp định thương mại tự do hay thoả thuận thương mại với quốc gia này, do vậy thuế nhập khẩu rất cao, có những mặt hàng lên đến 35% như dệt may, da giày. Mặt khác, sự cạnh tranh khốc liệt về chất lượng và giá cả từ các nhà cung ứng Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippine, Singapore cũng là vấn đề lớn.
Tương tự tại thị trường Argentina, ông Ngô Mạnh Khôi - Phụ trách Thương vụ Việt Nam tại Argentina (kiêm nhiệm Uruguay, Paraguay) cho biết thêm: Cản trở lớn nhất tại Argentina hiện vẫn là lạm phát cao gây ảnh hưởng đến sức mua và tiêu dùng của người dân. Cùng đó, việc thiếu ngoại tệ cũng gây ảnh hưởng nhiều đến doanh nghiệp nhập khẩu và dè dặt hơn trong ký hợp đồng mới. “Năm 2023, Chính phủ Argentina quyết tâm phục hồi sản xuất trong nước và thúc đẩy xuất khẩu nhằm cải thiện nguồn thu ngoại hối”, ông Ngô Mạnh Khôi nói.
Đại diện Thương vụ Việt Nam tại Argentina cũng thông tin: Argentina là một trong những quốc gia có nền bảo hộ mạnh nhất thế giới, áp dụng nhiều rào cản thương mại, bao gồm cả thuế quan và phi thuế quan gây khó khăn cho mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam.
Tạo thêm xung lực
Xuất khẩu được đánh giá rất quan trọng với nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên xuất khẩu của Việt Nam hiện tập trung phần lớn tỷ trọng ở một số thị trường truyền thống như Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc… Trong khi đó, theo dự báo của nhiều tổ chức kinh tế, những thị trường này sẽ tiếp tục gặp nhiều khó khăn trong ngắn hạn, lạm phát và sức tiêu dùng chưa được cải thiện.
Với bối cảnh đó, lãnh đạo Bộ Công Thương đã chỉ đạo các đơn vị liên quan, trong đó có Cục Xúc tiến thương mại tập trung các hoạt động khơi mở thêm thị trường mới cho hàng hoá Việt và thị trường Nam Mỹ là một đích đến.
Trao đổi thêm về thị trường này, bên lề Hội nghị Giao banXúc tiến thương mạivới hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho rằng: Kim ngạch thương mại nói chung, xuất khẩu của Việt Nam nói riêng sang thị trường Nam Mỹ đạt được kết quả đáng ghi nhận tuy nhiên giá trị tuyệt đối còn khiêm tốn. Đây là thị trường chúng ta cần tập trung và quan tâm trong năm 2023 và những năm tiếp theo.
Thứ trưởng Đỗ Thắng Hảicũng nhận định: Có 2 việc cần làm tốt để tăng xuất khẩu sang thị trường Nam Mỹ. Thứ nhất, khắc phục rào cản về ngôn ngữ, khoảng cách. Việc gia tăng các biện pháp phòng vệ thương mại của các nước này cũng là xu hướng rõ nét, do vậy Việt Nam cần hết sức quan tâm để có giải pháp ứng phó phù hợp giúp hàng hoá Việt Nam xuất khẩu tốt vào thị trường này.
Thứ hai, trong thời gian tới, Bộ Công Thương phối hợp cùng các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, xem xét đàm phán và ký kết các hiệp định thương mại tự do, thỏa thuận thương mại với các nước khu vực Nam Mỹ để tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam.
Từ nhiệm vụ thực tế tại thị trường sở tại, trong năm 2023, Thương vụ Việt Nam tại khối thị trường này cũng xây dựng kế hoạch để triển khai nhiều hoạt động.
Trong đó, Thương vụ Việt Nam tại Mexico sẽ phối hợp với các thương vụ bờ tây Bắc Mỹ tổ chức một đoàn xúc tiến thương mại về phụ tùng ô tô đi các nước Mỹ, Canada và Mexico. Hỗ trợ đối tác Mexico sang Việt Nam để phía bạn không tiếp tục đưa ra rào cản kỹ thuật đối với sản phẩm của Việt Nam.
Thương vụ Việt Nam tại Brazil tăng cường triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại để kết nối giao thương, thực hiện nhiều hơn các hoạt động thương mại; xúc tiến đàm phán hiệp định thương mại với Khối thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR) mà Brazil là đối tác lớn nhất. Tăng cường làm việc với các cơ quan chức năng sở tại tìm nhiều hướng, nhiều kênh để thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam vào Brazil và các nước kiêm nhiệm.
Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm 2025 kéo dài 5 ngày (từ 30/4 đến 4/5) đã chứng kiến sự bùng nổ của ngành du lịch Việt Nam, với tổng cộng 10,5 triệu lượt khách, tăng 31,2% so với cùng kỳ năm 2024.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện cố 56/CĐ-TTg ngày 4/5/2025 yêu cầu các bộ ngành, địa phương tập trung thực hiện cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính theo Nghị quyết số 66/NQ-CP ngày 26/3/2025 của Chính phủ.
Hôm nay (4/5) là ngày nghỉ cuối trong dịp lễ 30/4-1/5, cũng là cao điểm đi lại của đường hàng không. Cảng hàng không quốc tế Nội Bài - Hà Nội và Tân Sơn Nhất - TPHCM có hơn 1.330 chuyến bay, với gần 220.000 lượt hành khách.
Sau kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5, công chức, viên chức và người lao động còn được nghỉ lễ Quốc khánh 2025 kéo dài 4 ngày. Đây là kỳ nghỉ lễ kéo dài cuối cùng trong năm 2025.
Nhu cầu đi lại suy yếu, được báo hiệu bằng dự báo thu nhập ảm đạm của các công ty liên quan đến du lịch, có thể xóa sổ hàng tỷ USD khỏi nền kinh tế Mỹ trong năm nay khi chính sách thương mại của chính quyền Trump ảnh hưởng đến tâm lý người tiêu dùng, các nhà phân tích cảnh báo.
Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm 2025 kéo dài 5 ngày (từ 30/4 đến 4/5) đã chứng kiến sự bùng nổ của ngành du lịch Việt Nam, với tổng cộng 10,5 triệu lượt khách, tăng 31,2% so với cùng kỳ năm 2024.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện cố 56/CĐ-TTg ngày 4/5/2025 yêu cầu các bộ ngành, địa phương tập trung thực hiện cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính theo Nghị quyết số 66/NQ-CP ngày 26/3/2025 của Chính phủ.
Hôm nay (4/5) là ngày nghỉ cuối trong dịp lễ 30/4-1/5, cũng là cao điểm đi lại của đường hàng không. Cảng hàng không quốc tế Nội Bài - Hà Nội và Tân Sơn Nhất - TPHCM có hơn 1.330 chuyến bay, với gần 220.000 lượt hành khách.
Sau kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5, công chức, viên chức và người lao động còn được nghỉ lễ Quốc khánh 2025 kéo dài 4 ngày. Đây là kỳ nghỉ lễ kéo dài cuối cùng trong năm 2025.
Nhu cầu đi lại suy yếu, được báo hiệu bằng dự báo thu nhập ảm đạm của các công ty liên quan đến du lịch, có thể xóa sổ hàng tỷ USD khỏi nền kinh tế Mỹ trong năm nay khi chính sách thương mại của chính quyền Trump ảnh hưởng đến tâm lý người tiêu dùng, các nhà phân tích cảnh báo.