Thứ sáu, 03/05/2024

Không dễ vay ngân hàng, DN SME có nguồn tín dụng từ DFC Mỹ

11/09/2023 1:59 PM (GMT+7)

Mục đích chính của các khoản vay do tập đoàn DFC (tổ chức tài chính trực thuộc Chính phủ Mỹ) cung cấp ở Việt Nam là hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ là nhóm khách hàng khó tiếp cận với vốn ngân hàng nói chung do chưa đáp ứng tiêu chuẩn cho vay thông thường.

Ngoài ra, các khoản tín dụng từ DFC (US International Development Finance Corporation) tới Việt Nam cũng hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) do phụ nữ làm chủ và các dự án thích ứng với biến đổi khí hậu và phát thải carbon thấp, phù hợp với quá trình chuyển đổi xanh ở Việt Nam hướng tới mục tiêu Net zero năm 2050.

Theo đó, DFC sẽ cung cấp cho ngân hàng VPBank khoản vay 300 triệu USD (7.200 tỷ đồng) có kỳ hạn 7 năm theo hợp đồng được ký tại Hà Nội ngày 10/9 nhân chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng thống Mỹ Joe Biden. Cùng ngày, lãnh đạo hai nước công bố xác lập Quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện.

Cùng ngày, DFC ký thư cam kết cung cấp cho Ngân hàng TMCP Tiên Phong (Tbank) khoản vay 100 triệu USD với kỳ hạn 7 năm. Mục đích cho vay giống với gói tài chính cho VPBank.

Không dễ vay ngân hàng, DN vừa & nhỏ có nguồn tín dụng từ DFC Mỹ  - Ảnh 1.

Giao dịch tại TPBank.

DFC được thành lập năm 2019 theo Đạo luật Sử dụng Nguồn lực đầu tư của Mỹ để tập trung đưa vốn tới các nước đang phát triển, là những nơi rất cần các nguồn tài chính. DFC hỗ trợ thúc đẩy các chính sách ngoại giao Mỹ và hướng tới khu vực kinh tế tư nhân.

Tháng 11/2022, DFC ký kết cho Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) vay 200 triệu USD cũng trong 7 năm như VPBank với mục đích tương tự như lần này. DFC cho biết các SME sẽ được vay từ gói này từ SeABank bao gồm cả các hộ kinh doanh cá thể.

Tháng 5/2023, BuyMed (công ty sở hữu nền tảng cung cấp dược phẩm giá sỉ) công bố đã huy động thành công 51,5 triệu USD trong một vòng gọi vốn từ công ty UOB Venture Management thuộc ngân hàng UOB của Singapore, DFC, Smilegate Investment, và Cocoon Capital. Theo BuyMed, tổng số vốn huy động được tới thời điểm đó là 64,5 triệu USD.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Năm 2024: Sacombank tăng tốc kinh doanh và chuyển đổi số, đặt mục tiêu tái cơ cấu thành công trước hạn

Năm 2024: Sacombank tăng tốc kinh doanh và chuyển đổi số, đặt mục tiêu tái cơ cấu thành công trước hạn

Ngày 26/4, Đại hội đồng cổ đông Sacombank đã họp thường niên, thông qua kết quả năm 2023 và kế hoạch năm 2024 với mục tiêu “Tăng tốc hoạt động kinh doanh, nâng cao hiệu quả trên nền tảng số” cùng với kỳ vọng tái cơ cấu thành công trước thời hạn.

Người sáng lập Ngân hàng ACB qua đời

Người sáng lập Ngân hàng ACB qua đời

Ông Trần Mộng Hùng, nhà sáng lập ACB và Chủ tịch HĐQT đầu tiên của ngân hàng này, vừa mất. Ông Hùng là cha của ông Trần Hùng Huy, Chủ tịch HĐQT ACB hiện nay.

Vì sao ngân hàng Republic First Bank phá sản?

Vì sao ngân hàng Republic First Bank phá sản?

Nước Mỹ vừa ghi nhận ngân hàng đầu tiên bị phá sản trong năm 2024. Lý do là Republic First Bank đã phải chịu nhiều sức ép vì chi phí cao và biên lợi nhuận giảm.

Ngân hàng nào dồn 1/3 vốn cho vay vào bất động sản?

Ngân hàng nào dồn 1/3 vốn cho vay vào bất động sản?

Tổng dư nợ cho vay bất động sản tại VPBank hiện nay khoảng 90.000 tỷ đồng, chiếm 34-35% tổng số dư nợ của nhà băng này, lãnh đạo VPBank cho biết tại Đại hội đồng cổ đông 2024 của ngân hàng vào hôm nay 29/4.

Vì sao Vietbank sẽ chia cổ tức tới 25%?

Vì sao Vietbank sẽ chia cổ tức tới 25%?

Vietbank hướng đến mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận trước thuế đạt 29% trong năm 2024 và kiểm soát nợ xấu ở mức dưới hoặc bằng 2,5%. Ngân hàng này cũng ghi tên mình vào nhóm các nhà băng có tỷ lệ chia cổ tức cao.

Tổng Giám đốc Ngân hàng Phương Đông rời ghế

Tổng Giám đốc Ngân hàng Phương Đông rời ghế

Ông Nguyễn Đình Tùng, một "công thần" tại Ngân hàng Phương Đông (OCB), thôi làm Tổng giám đốc sau hơn 10 năm nhằm dồn sức cho vai trò thành viên Hội đồng quản trị của nhà băng này.