Sau khi kết thúc gần ba năm áp dụng các biện pháp phong tỏa khắc nghiệt nhằm mục tiêu Zero Covid vào cuối năm 2022, Bắc Kinh đã phải vật lộn để vực dậy nền kinh tế, ngăn chặn giảm phát và củng cố lĩnh vực bất động sản, lĩnh vực đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Thế nhưng mối đe dọa đáng lo hơn cả đó là tình trạng "chảy máy chất xám" của nước này, khi các doanh nhân giàu có và trình độ cao liên tục rời khỏi đất nước trong nửa thập kỷ qua.
Theo dữ liệu do Wall Street Journal tổng hợp, mỗi năm có khoảng 9.000 người có giá trị tài sản cao (trên 1 triệu USD), đã rời khỏi Trung Quốc bắt đầu từ năm 2010 .
Người dân đi bộ dọc một con phố đông đúc tại khu tài chính Pudong ở Thượng Hải. Ảnh: Reuters/Carlos Barria
Thế nhưng kể từ năm 2018, con số này có xu hướng gia tăng khi theo ước tính của các công ty tư vấn Henley & Partners và New World Wealth ghi nhận, 13.500 người dự kiến sẽ rời khỏi đất nước trong năm nay.
Không khó để hiểu nguyên do những người giàu có lại rời khỏi Trung Quốc. Trong vài năm qua, Chủ tịch Tập Cận Bình đã mạnh tay trấn áp hoạt động kinh doanh, nhắm vào các cá nhân nổi tiếng như người sáng lập Alibaba Jack Ma, và đưa ra các quy định khắc nghiệt làm "bốc hơi" hơn 1 nghìn tỷ USD giá trị thị trường của các công ty Big Tech địa phương .
Chiến lược gia đầu tư trưởng của Mercer cho biết, các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt của đất nước và tình trạng bất ổn kinh tế cũng có thể thúc đẩy sự gia tăng di cư của các triệu phú.
Rich Nuzum nói với Insider trong một cuộc phỏng vấn gần đây: "Dòng chảy nhân tài đã chảy ngược – và giờ đây chúng ta đã thấy tình trạng người gốc Trung Quốc rời đi để kiếm tiền bằng cách thành lập các công ty ở nơi khác".
Ông cho biết thêm: "Họ đang hướng tới Bắc Mỹ hoặc Tây Âu để có sự ổn định chính trị hơn và những gì họ cho là những cơ hội tốt hơn cho bản thân và con cái họ".
Chảy máu chất xám luôn là tin xấu đối với mỗi quốc gia, và là yếu tố cướp đi động lực tăng trưởng quan trọng của nền kinh tế. Chỉ hai năm trước, các nhà dự báo vẫn coi Trung Quốc là trung tâm đổi mới trong tương lai do số lượng công ty khởi nghiệp trị giá hàng tỷ đô la ở đó ngày càng tăng - nhưng Bắc Kinh sẽ mất lợi thế đó nếu không thể ngăn các doanh nhân giàu có chọn chuyển hướng sang phương Tây.
"Chảy máu chất xám là điều khủng khiếp đối với nền kinh tế - đất nước cần những người lãnh đạo để thúc đẩy nền kinh tế của mình tiến lên. Một doanh nhân rời đi không phải là điều đáng ngại, nhưng nếu hàng chục hoặc hàng trăm nghìn người di chuyển qua biên giới thì đó là một vấn đề lớn." Nuzum cho biết thêm.
Ngày 13/11, Sở Khoa học và công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2024.
Tự tin vào năng lực công nghệ của đội ngũ nhưng sự không chắc chắn về số liệu tài chính cũng như chiến lược kinh doanh của nhóm sáng lập Ghephang.com đã khiến các Shark “chùn chân” khi đưa ra quyết định đầu tư.
Năm 1985, tốt nghiệp khoa cơ khí Đại học Nông - lâm TPHCM, kỹ sư Phan Tận Bện nuôi ý tưởng tạo ra sản phẩm mang dấu ấn của riêng mình để làm giàu cho bản thân và phục vụ nông dân khôngchỉ ở vùng ĐBSCL, mà cho cả nông dân trên cả nước.
Nhiều sản phẩm khởi nghiệp ở Thừa Thiên Huế đã vươn đến thị trường Mỹ, Châu Âu, điển hình như: Gia vị bún bò Huế, giày Xưa, sản phẩm atiso đỏ, sen Huế, tranh hoa giấy, sâm Bố Chính, bánh ép Huế…
5 cá nhân gồm bà Thái Thị Nhị, Lê Thị Ngọc Tầm, Nguyễn Thị Hồng Lê, Phạm Thị Duy Mỹ và ông Nguyễn Quốc Vương đã được Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam tặng bằng khen và kèm số tiền 5 triệu đồng do có thành tích trong việc đạt giải các cuộc thi khởi nghiệp...
Ngày 13/11, Sở Khoa học và công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2024.
Tự tin vào năng lực công nghệ của đội ngũ nhưng sự không chắc chắn về số liệu tài chính cũng như chiến lược kinh doanh của nhóm sáng lập Ghephang.com đã khiến các Shark “chùn chân” khi đưa ra quyết định đầu tư.
Năm 1985, tốt nghiệp khoa cơ khí Đại học Nông - lâm TPHCM, kỹ sư Phan Tận Bện nuôi ý tưởng tạo ra sản phẩm mang dấu ấn của riêng mình để làm giàu cho bản thân và phục vụ nông dân khôngchỉ ở vùng ĐBSCL, mà cho cả nông dân trên cả nước.
Nhiều sản phẩm khởi nghiệp ở Thừa Thiên Huế đã vươn đến thị trường Mỹ, Châu Âu, điển hình như: Gia vị bún bò Huế, giày Xưa, sản phẩm atiso đỏ, sen Huế, tranh hoa giấy, sâm Bố Chính, bánh ép Huế…
5 cá nhân gồm bà Thái Thị Nhị, Lê Thị Ngọc Tầm, Nguyễn Thị Hồng Lê, Phạm Thị Duy Mỹ và ông Nguyễn Quốc Vương đã được Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam tặng bằng khen và kèm số tiền 5 triệu đồng do có thành tích trong việc đạt giải các cuộc thi khởi nghiệp...