Theo ngân hàng quốc tế HSBC, những khả năng tích cực có thể bù đắp cho tổn thất kinh tế do siêu bão Yagi (bão số 3) gây ra. Vì vậy, HSBC vẫn giữ nguyên dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam cho cả năm 2024 và 2025 ở mức 6,5%.
Theo dự báo của Quỹ Tiền tệ quốc tế IMF, Việt Nam sẽ vào nhóm 35 nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2024. Chính phủ cũng đặt mục tiêu nước ta sẽ thuộc nhóm từ 30 đến 35 nền kinh tế lớn trên thế giới, nằm trong nhóm các nước có thu nhập trung bình cao.
Đà phục hồi của kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ tiếp tục trong 6 tháng cuối năm 2024 để duy trì tăng trưởng GDP nhưng cần phải thận trọng vì tình hình thế giới tiếp tục bất ổn.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng tăng năng suất, đầu tư nhiều hơn vào nguồn vốn con người và vốn vật chất, đồng thời khuyến khích đầu tư tư nhân vào năng lượng tái tạo có ý nghĩa then chốt đối với Việt Nam. Tuy nhiên, kết quả xuất khẩu cả năm có khả năng không như kỳ vọng.
Tỷ giá USD/VND dự báo sẽ quay về mức 24.000 vào cuối năm và lên 24.600 vào quý 1/2025. Các chuyên gia cho rằng mức lãi suất tiền gửi tiết kiệm hiện nay đang ở đáy nên có thể tăng từ 0,5-1 điểm phần trăm trong tất cả kỳ hạn.
Ngân hàng toàn cầu Standard Chartered dự báo GDP Việt Nam sẽ tăng tốc trong 6 tháng cuối năm nay lên mức 6,9% từ tỷ lệ tăng 6,2% trong nửa đầu năm.
Trả lời phỏng vấn của Báo Điện tử Chính phủ nhân dịp Xuân Giáp Thìn 2024, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, nước ta đã ứng phó, thích ứng hiệu quả và khá thành công với bối cảnh, tình hình mới; được các tổ chức quốc tế, tổ chức xếp hạng tín nhiệm đánh giá cao.
Nhu cầu nhập khẩu của thế giới đã bắt đầu phục hồi trong khi Việt Nam tiếp tục là địa chỉ thu hút giới đầu tư quốc tế. Vì vậy, ngân hàng Standard Chartered dự báo GDP Việt Nam sẽ tăng 6,7% năm 2024, cao hơn nhiều so với mức 5,05% năm ngoái.
HSBC nói Việt Nam sẽ lấy lại mức tăng trưởng 6% trong năm 2024, khi nền kinh tế đang phục hồi theo đúng tiến độ. Điểm sáng đáng chú ý là vốn FDI mới đổ vào sản xuất đã tăng lên mức cao mới, đạt trên 15 tỷ USD, và 80% trong số này tập trung vào lĩnh vực sản xuất.
Chất lượng tài sản ngành ngân hàng năm 2024 có sự cải thiện, phần lớn là nhờ vào chi phí vốn đã giảm về mức thấp hơn nhiều so với 2023 và lợi nhuận trước dự phòng (PPOP) có sự cải thiện giúp các ngân hàng có dư địa để tạo bộ đệm dự phòng tốt hơn.