Thực chất, đây là giống dâu tây bạch tuyết có nguồn gốc từ Nam Mỹ, từng gần như tuyệt chủng trên thế giới.
Khi còn non, quả dâu có màu xanh, lúc chín sẽ chuyển dần sang màu trắng ngà, ăn có vị ngọt như mật, mùi thơm nức như dứa.
Tại Nhật Bản, loại dâu này nổi tiếng với cái tên “White Jewel” và được người Nhật xem như báu vật.
Dâu tây bạch tuyết được đánh giá là loại dâu thơm ngon và hiếm nhất thế giới. Hiện nay, loại quả này đã được trồng thành công tại Đà Lạt.
Từ tháng 7 năm 2019, trang trại Hoa Thắng Thịnh ở phường 7, Đà Lạt đã làm việc với các đối tác từ Nhật Bản để chuyển giao nguồn cây giống thuần chủng từ Nhật.
Đi đầu trong việc trồng dâu tây công nghệ cao, đây là một trong những nhà vườn đầu tiên nhân giống và trồng thành công loại dâu này tại Đà Lạt.
Dâu tây bạch tuyết được trồng trong nhà kính, ứng dụng công nghệ cao, đáp ứng mọi tiêu chuẩn về an toàn sinh học.
Đặc biệt, nguồn phân bón chính của cây dâu bạch tuyết không phải là phân bón thông thường, mà là các chế phẩm sinh học hữu cơ sạch giúp cây thích ứng được với khí hậu Đà Lạt.
Chị Đoàn Thị Thu - Phụ trách kỹ thuật trang trại cho biết, dâu tây từ khi xuống giống đến khi cho lứa quả đầu tiên mất từ 1,5 - 2 tháng.
Quá trình tạo ra dâu bạch tuyết rất phức tạp, phải tùy vào lượng ánh nắng mặt trời để quyết định màu sắc nên loại dâu này không thể trồng với số lượng lớn.
So với các giống dâu khác, chi phí để trồng và chăm sóc loại dâu này gấp 20 lần, trong khi sản lượng dâu chỉ bằng 10 - 15%.
Hiện, giống dâu này vẫn giữ nguyên độ “hot”. Tùy kích cỡ mà dâu bạch tuyết sẽ có giá dao động từ 800.000 - 1.000.000 đồng/kg tại vườn.
Tuy có giá cao ngất ngưởng nhưng khách hàng muốn thưởng thức loại dâu “bạch tạng” này thường phải đặt trước từ 1 - 2 ngày mới có hàng.
Trung bình mỗi ngày, trang trại này chỉ xuất ra thị trường khoảng 5kg dâu tây bạch tuyết cũng đủ để “hốt bạc”.
Theo Bộ Công Thương, nếu Nhà nước không có công cụ kiểm soát giá xăng dầu, sẽ có thể gây thiếu hụt, đứt gãy nguồn cung và hiện tượng thiếu hàng, sốt giá ở vùng sâu, vùng xa.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Sở Công Thương TP.HCM yêu cầu các đơn vị tăng cường biện pháp quản lý giá, đảm bảo cung cầu hàng hóa, ổn định thị trường các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu trên địa bàn dịp cuối năm 2024 và dịp Tết.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hôm nay 18/11 nối lại việc bán vàng miếng SJC ra thị trường thông qua 4 ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước và công ty SJC; giá bán là 83,5 triệu đồng/lượng.
Vàng miếng lẫn vàng nhẫn tại nhiều cửa hàng TP.HCM sáng nay hết sạch. Trong khi đó, các công ty tăng mạnh giá mua vào để thu hút vàng từ người dân.
Giá vàng thế giới đang ở vùng thấp nhất tính từ giữa tháng 9 trong bối cảnh đồng USD và tiền điện tử (cụ thể là Bitcoin) tăng giá mạnh từ khi ông Donald Trump -- người ủng hộ tiền điện tử -- đắc cử tổng thống Mỹ ngày 6/11.