Tô bún thơm dậy mùi tiêu xay, húp một muỗng nước dùng, vị cay lướt ngang nhưng cái the còn nhẹ nơi đầu lưỡi, sau đó là vị ngọt thanh khiến người ăn xuýt xoa mãi.
Danh sách những đặc sản An Giang ít người biết bao gồm gỏi sầu đâu, lía Tân Châu, xôi phồng Chợ Mới, cháo lòng Tri Tôn, bánh “ha nàm căn”,... mang hương vị - bản sắc riêng của nền ẩm thực vùng Bảy Núi.
Tôi không hiểu chữ "lộc" ở đây có nghĩa là "lộc trời cho" khi đem đến cho con người một món rau ăn độn trong những ngày giáp hạt khi mà những ngọn rau tinh túy nhất đã giành riêng cho dịp Tết về hay chữ "lộc" để chỉ những chồi non xanh biếc của mỗi độ Xuân về?
Nhiều năm trước, con ốc nằm lềnh ngoài đồng ruộng, người ta đã biết nó là món ngon "bá cháy" của xứ miệt vườn. Khi con ốc nội địa khan hiếm hơn, thì ốc “nhập khẩu” tràn về. Dù khác nhau về xuất xứ, chủng loại, chúng vẫn được ưa chuộng như nhau, mang lại thu nhập cho những người trót nặng nợ với “đời ốc”.
Cảnh người mua xếp hàng quanh xe bánh mì buổi tối ở một ngã tư trung tâm thành phố Cần Thơ đã quen thuộc 30 năm qua. Chỉ bán 3 tiếng ban đêm ở chỗ nhập nhoạng tối lề đường, nên bánh mì này quen được gọi là bánh mì âm phủ.
Ngoài nem chua, xứ Thanh còn có rất nhiều các món ngon nức tiếng khác giúp giải ngán những ngày Tết như chả tôm, bánh cuốn, bánh răng bừa, bánh khoái nồi rang…
Đi xa hơn 20 năm, nỗi nhớ quê cồn cào trong tôi là từ dòng kinh, rặng bần, đồng lúa đến mái lá, bến nước, cây cầu khỉ…, cùng những món ăn dân dã, giản dị mà rất ngon lành. Nhớ nhất là các món ăn liên quan đến cá kèo.
Là địa chỉ không còn xa lạ với hội “cú đêm”, nhưng đã bao giờ bạn tự hỏi, tại sao lại có tên Bà Điếc hay chưa?
Bánh tu hú - tên gọi dân dã đã gắn liền với tuổi thơ của bao thế hệ người dân Hà Tĩnh. Dù trong đời sống hôm nay xuất hiện nhiều món quà vặt mới lạ nhưng nhiều người vẫn tìm về ký ức ngày thơ bé với món bánh mang hương vị quê nhà.
Là loại bánh nấu từ bột ngô, nấu chín đổ ra để nguội ăn rất ngon, béo, ngọt dù chỉ nêm tí muối. Ngày bé ở quê, đây là món ăn dân dã nhà nào cũng có mỗi khi xay ngô (bằng tay kéo cối đá) để độn cơm ăn. Ngày ấy gạo thiếu, phải độn ngô, khoai, sắn nhiều, bát cơm xới ra đỏ mảnh ngô ấy.