Cuối mỗi ngày, khi bữa cơm tối đã nấu xong nhưng vẫn chưa thấy anh Tấn về, chị Hường sốt ruột đi đi lại lại trước thềm nhà. Đến khi nghe thấy tiếng nổ quen thuộc của chiếc xe Honda Drem II đời 1996 ngoài ngõ, chị Hường thầm cảm ơn đời vì chồng đã về nhà an toàn.
Anh Nguyễn Duy Tấn (sinh năm 1978) ở phường Hữu Nghị, thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình. Anh là công nhân Tổ dịch vụ Điện lực thành phố Hòa Bình. Công việc hàng ngày của anh Tấn là khảo sát lắp đặt điện mới cho khách hàng sau trạm công cộng.
19 giờ tối. Nhìn thấy chúng tôi, anh Tấn - người đàn ông đầu đội nón bảo hộ cách điện, mặc áo cam với thân hình cứng cáp như cây lim, cây nghiến mọc trên núi đá. Anh tay bắt mặt mừng như người thân lâu ngày không gặp. Anh có khuôn mặt rám nắng, làn da đen sạm, đôi bàn tay chai sần.
Về đến nhà an toàn, vợ anh là chị Trần Thị Thanh Hường và con gái vui mừng ôm chầm lấy bố. Chị Hường âm thầm cảm ơn đời vì anh đã an toàn trở về nhà sau mỗi ngày làm việc. Bởi chị hiểu được nỗi vất vả, nguy hiểm trong công việc hằng ngày của chồng.
Chia sẻ với chúng tôi, anh Tấn cho biết, anh đã gắn bó với ngành Điện được 25 năm. Dành cả tuổi trẻ cống hiến cho ngành Điện nên anh Tấn đã trải qua gần như tất cả các công việc của 1 người công nhân. Từ trực điều hành điện lưới đến kinh doanh tháo, thay định kỳ công tơ; chặt cây phát quang, kiểm tra, xử lý sự cố đường dây trung thế…
"Công việc khá vất vả. Sớm tối không biết lúc nào. Còn bây giờ tôi là công nhân khảo sát lắp đặt điện mới cho khách hàng", anh Tấn bộc bạch.
Theo chị Hường, bình thường sau mỗi ngày làm việc, khoảng 18h đến 18h30 là chồng chị có mặt tại nhà. Song, nếu muộn khoảng 30 phút đến một vài tiếng đồng hồ là cả 3 mẹ con lại sốt ruột.
"Có những ngày xảy ra sự cố thì phải đêm khuya, rạng sáng chồng mới về đến nhà. Đi thâu đêm là chuyện bình thường, bởi đặc thù công nhân ngành Điện là như thế. Tất cả đều vì mục đích mang lại nguồn sáng cho Nhân dân", chị Hường chia sẻ.
Hàng xóm bảo anh Tấn có công việc ngon, lương cao, thoát ly khỏi nghề nông nên cuộc sống ổn định, gia đình hạnh phúc, chị Hường sướng quá! Đúng vậy, điều này chị thấy hoàn toàn không sai. Với thu nhập của anh là bậc 7/7 cộng với thu nhập của chị là chuyên viên phòng Kinh tế và Hạ tầng thì đủ để trang trải cuộc sống và nuôi 3 con ăn học. Thế nhưng, có ai hiểu nỗi vất vả, nguy hiểm của công nhân ngành Điện – nghề "làm dâu trăm họ".
"Công việc của những người thợ điện là không có ngày nghỉ. Bất kể những ngày mưa bão, nắng nóng, ngày lễ, tết, họ phải thường xuyên túc trực để đảm bảo ánh sáng phục vụ cho Nhân dân. Cùng với đó là đối mặt với những sự cố, rủi ro, chỉ cần một sơ suất nhỏ, một thoáng mất tập trung đôi khi đánh đổi bằng cả mạng sống", chị Hường chia sẻ.
Chị thương anh nhất là vào những lúc thời tiết khắc nghiệt. Trời nắng, người anh mồ hôi nhễ nhại; da mặt, da tay đen sạm do cháy nắng. Trời mưa bão, mùa đông thì người bị ướt như chuột lột, lạnh cắt da cắt thịt. Vừa đói vừa rét.
Biết đặc thù công việc của anh như vậy nên những ngày này, chị vẫn cứ ngóng chờ, để cửa. Đêm khuya anh về đến nhà. Lúc đó người mệt lả không còn tý sức lực. Anh chỉ kịp ăn bát cơm chan canh rồi lăn đùng ra ngủ, không biết trời đất là gì.
Theo chị Hường, công việc anh của Tấn nhiều lúc phải trèo đèo, lội suối, vượt qua mấy mấy quả đồi với 3 – 4 giờ đồng hồ mới đến điểm xảy ra sự cố. Không leo đồi thì lội ruộng, người lấm lem bùn đất. Cứ chỗ nào có điện, có cột là phải có mặt mỗi khi xảy ra sự cố.
Anh Tấn bảo: "Ngành điện đặc biệt hơn so với nhiều ngành khác. Trong khi mưa bão, nắng nóng, mọi người ở nhà để tránh thì mình phải lao ra đường để khắc phục sự cố về điện. Nguy hiểm của nghề điện là không nhìn thấy. Nó không màu không mùi. Không biết chỗ nào có điện chỗ nào không có điện".
Để vợ con, người thân bớt lo lắng và yên tâm mỗi khi ra ngoài đường làm nhiệm vụ, anh Tấn luôn tuân thủ bộ tiêu lệnh an toàn lao động (ATLĐ), gồm: Làm việc phải có phiếu công tác/lệnh công tác; Làm việc phải có tiếp địa; Làm việc phải có dụng cụ an toàn; Làm việc trên cao phải đeo dây an toàn; Cấm sử dụng chất kích thích, uống rượu bia trước và trong khi làm việc, tham gia giao thông… để trở về nhà an toàn.
Với đồng nghiệp, anh Tấn là "người lính áo cam" dày dặn kinh nghiệm, trách nhiệm với công việc, tấm gương sáng trong lao động sản xuất để lớp trẻ mới vào nghề noi theo. Còn với 3 mẹ con chị Hường, hằng ngày được nhìn thấy hình ảnh người chồng, người bố trở về nhà an toàn là hạnh phúc lắm rồi!
Nhằm chia sẻ khó khăn về nhà ở với đồng bào dân tộc thiểu số vùng biên giới ở Lai Châu, những năm qua, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Lai Châu có nhiều hoạt động thiết thực trong việc huy động các nguồn lực xây dựng “Nhà đại đoàn kết” cho hộ có hoàn cảnh khó khăn trong ngành và bà con vùng biên giới.
Anh Lò Nhù Tư, bản Pa Pảng, xã Nậm Ban, huyện Nậm Nhùn, Lai Châu không giấu nổi niềm hạnh phúc khi được cán bộ chiến sỹ Công an tỉnh Lai Châu huy động các nguồn lực làm cho gia đình anh ngôi nhà mới, thay cho ngôi nhà dột nát.
Ngày 7/12, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Lai Châu phối hợp với Tập đoàn viễn thông quân đội Viettel cùng cấp ủy, chính quyền địa phương tổ chức khánh thành và bàn giao "Nhà đồng đội" tặng quân nhân có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở.
Đến thời điểm này, chính quyền xã Thái Niên, huyện Bảo Thắng, Lào Cai đã huy động các nguồn lực xóa được 11 ngồi nhà tạm cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn.
Nhằm chia sẻ khó khăn về nhà ở với đồng bào dân tộc thiểu số vùng biên giới ở Lai Châu, những năm qua, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Lai Châu có nhiều hoạt động thiết thực trong việc huy động các nguồn lực xây dựng “Nhà đại đoàn kết” cho hộ có hoàn cảnh khó khăn trong ngành và bà con vùng biên giới.
Anh Lò Nhù Tư, bản Pa Pảng, xã Nậm Ban, huyện Nậm Nhùn, Lai Châu không giấu nổi niềm hạnh phúc khi được cán bộ chiến sỹ Công an tỉnh Lai Châu huy động các nguồn lực làm cho gia đình anh ngôi nhà mới, thay cho ngôi nhà dột nát.
Ngày 7/12, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Lai Châu phối hợp với Tập đoàn viễn thông quân đội Viettel cùng cấp ủy, chính quyền địa phương tổ chức khánh thành và bàn giao "Nhà đồng đội" tặng quân nhân có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở.
Đến thời điểm này, chính quyền xã Thái Niên, huyện Bảo Thắng, Lào Cai đã huy động các nguồn lực xóa được 11 ngồi nhà tạm cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn.