Tại huyện Bù Đốp, vùng trồng tiêu lớn của tỉnh Bình Phước, nông dân bắt đầu thu hoạch ngay sau những ngày nghỉ Tết.
Giá tiêu trên địa bàn tỉnh Bình Phước hiện đang dao động từ 81.000-85.000 đồng/kg.
So với giá tiêu trung bình năm ngoái ở mức 43.000 đồng/kg, giá tiêu đầu vụ năm nay cao gần gấp đôi. Thế nhưng, năng suất tiêu lại tăng giảm không đồng bộ giữa các vùng trồng.
Ông Giang Văn Phúc ở xã Thiện Hưng (huyện Bù Đốp) đang trồng 2ha hồ tiêu. Năm nay gia đình ông Phúc dự kiến thu được hơn 5 tấn tiêu, cao hơn vụ thu hoạch năm trước 1 tấn.
Ông Phúc cho biết, nếu canh tác theo hướng hồ tiêu hữu cơ, các nhà vườn được công ty thu mua với giá cao hơn thị trường từ 4.000-5000 đồng/kg.
"Đây là động lực giúp các hộ trồng tiêu yên tâm gắn bó với mô hình trồng tiêu sạch", ông Phúc nói.
Ngược lại, tại huyện Đồng Phú (Bình Phước), sản lượng tiêu lại giảm đáng kể so với niên vụ trước.
Ông Nguyễn Đình Bích ở xã Đồng Tiến (huyện Đồng Phú) trồng 2ha tiêu đang bước vào vụ thu hoạch. Ông Bích cho biết, năm nay, vườn tiêu của ông đậu trái ít; ước sản lượng chỉ đạt khoảng 9 tạ/ha.
Theo ông Bích, một thời gian dài trước đó, giá tiêu xuống thấp. Tiền bán tiêu của nông dân không đủ bù chi phí phân thuốc tăng cao.
"Đây cũng là lý do khiến nhiều nhà vườn lơ là chăm sóc. Vườn không phát triển tốt và bị dịch bệnh", ông Bích nói.
Ông Phạm Quang Chung – Giám đốc HTX hồ tiêu Lộc Quang ở huyện Lộc Ninh (Bình Phước) cũng cho biết, vụ tiêu năm nay thất thu một phần là do thời tiết diễn biến thất thường.
Các huyện Bù Đăng, Bù Gia Nhập có thể cho sản lượng tiêu khá hơn. Vùng trồng tiêu ở huyện Lộc Ninh thì sụt giảm mạnh, ước giảm khoảng 30% vụ năm trước.
"Không những vậy, nhiều vườn tiêu còn đối diện tình cảnh không tìm được nhân công thu hái", ông Chung nói.
Vụ thu hoạch tiêu đầu năm nay ở huyện Đồng Phú không còn cảnh nhộn nhịp như những năm trước. Không chỉ năng suất giảm mà giá nhân công thu hoạch cũng tăng cao khiến nhiều người trồng tiêu gặp khó.
Ông Trần Hữu Phước ở xã Đồng Tâm (huyện Đồng Phú) cho biết, vườn tiêu của ông chủ yếu trồng xen trong vườn điều.
Cây tiêu bám vào thân cây điều, leo tận trên cao. Việc di chuyển thang để hái tiêu từ gốc điều này qua gốc điều khác sẽ tốn nhiều thời gian hơn.
Nhiều năm qua, công lao động phổ thông ở nông thôn vốn đã ít. Năm nay, không những giá công hái tiêu tăng cao mà người hái tiêu cũng ngại leo trèo. Việc tìm kiếm nhân công hái tiêu càng khó khăn hơn.
Theo ông Phước, giá công hái tiêu hiện tăng lên khoảng 250.000 đồng/ngày. Không tìm được nhân công, gia đình ông Phước tự hái xả hết một lần để tiết kiệm công thu hoạch, vừa dưỡng sức cho cây tiêu phát triển.
Tình trạng thiếu công hái cũng làm đau đầu nhiều nông dân ở huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai.
Xã Xuân Thọ từng được mệnh danh là thủ phủ hồ tiêu của huyện Xuân Lộc với diện tích gần 700ha.
Ông Trần Văn Hảo đang trồng 1ha hồ tiêu ở xã Xuân Thọ kể, năm nay, do được đầu tư chăm sóc nên năng suất tiêu ước đạt từ 2,5-3 tấn/ha; tăng gần 1 tấn/ha so với vụ thu hoạch tiêu năm ngoái.
Thế nhưng, do khan hiếm lao động nông thôn, công hái tiêu hiện tăng lên hơn 50.000 đồng mỗi công.
Thêm vào đó là giá phân bón, thuốc bảo vệ thực vật tăng cao. Người trồng tiêu gần như không có lợi nhuận sau khi trừ chi phí.
Ông Nguyễn Thành Tân – Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Xuân Thọ cho biết, từ cuối năm 2020, khi giá tiêu nhích lên, nông dân đã tập trung chăm sóc vườn tiêu nhiều hơn.
Điều này giúp năng suất hồ tiêu tăng cao hơn so với mùa vụ thu hoạch tiêu các năm trước.
Tuy giá tiêu năm nay tăng cao nhưng giá nhân công và giá vật tư nông nghiệp cùng tăng. Nhiều lao động nông thôn đi làm công nhân ở các khu công nghiệp tại huyện Xuân lộc và Long Khánh.
Vì thế, vụ thu hoạch tiêu đã đến, tiêu đang chín nhiều nhưng công hái tiêu thì khan hiếm.
Hiện nhiều nông dân đã chặt bỏ hồ tiêu ở các vườn già cỗi, để chuyển sang cây trồng khác. Tuy nhiên vẫn có nhiều người gắn bó với cây hồ tiêu, xem đây là cây trồng chủ lực.
"Hội Nông dân xã tiếp tục vận động bà con chuyển hướng sang sản xuất hồ tiêu sạch để hưởng lợi thế giá bán cao, khắc phục dần những khó khăn trước mắt", ông Tân chia sẻ.
Theo Bộ Công Thương, nếu Nhà nước không có công cụ kiểm soát giá xăng dầu, sẽ có thể gây thiếu hụt, đứt gãy nguồn cung và hiện tượng thiếu hàng, sốt giá ở vùng sâu, vùng xa.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Sở Công Thương TP.HCM yêu cầu các đơn vị tăng cường biện pháp quản lý giá, đảm bảo cung cầu hàng hóa, ổn định thị trường các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu trên địa bàn dịp cuối năm 2024 và dịp Tết.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hôm nay 18/11 nối lại việc bán vàng miếng SJC ra thị trường thông qua 4 ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước và công ty SJC; giá bán là 83,5 triệu đồng/lượng.
Vàng miếng lẫn vàng nhẫn tại nhiều cửa hàng TP.HCM sáng nay hết sạch. Trong khi đó, các công ty tăng mạnh giá mua vào để thu hút vàng từ người dân.
Giá vàng thế giới đang ở vùng thấp nhất tính từ giữa tháng 9 trong bối cảnh đồng USD và tiền điện tử (cụ thể là Bitcoin) tăng giá mạnh từ khi ông Donald Trump -- người ủng hộ tiền điện tử -- đắc cử tổng thống Mỹ ngày 6/11.