Thứ năm, 25/04/2024

Nga đề xuất bán dầu với giá giảm đến 30% cho các nước châu Á

26/08/2022 6:00 AM (GMT+7)

Nga đã tiếp cận một số nước châu Á để thảo luận về các hợp đồng bán dầu dài hạn với mức chiết khấu sâu, lên tới 30% trong bối cảnh Mỹ thúc đẩy kế hoạch áp trần với giá dầu của nước này trên thị trường quốc tế, hãng tin Bloomberg hôm 24-8 dẫn lời một quan chức phương Tây cho hay.


Nga đề xuất bán dầu với giá giảm đến 30% cho các nước châu Á - Ảnh 1.

Một giàn khoan tại mỏ dầu Kravtsovskoye ở vùng biển Baltic của Nga. Ảnh: Reuters

Theo vị quan chức này, các cuộc thảo luận để cung cấp dầu cho một khách hàng châu Á với mức giá thấp hơn 30% so với giá quốc tế có thể là một dấu hiệu cho thấy Nga đang cố gắng ngăn chặn kế hoạch của nhóm các nước cường quốc công nghiệp G7 về việc áp trần với giá dầu của Nga bán ra thị trường quốc tế. Kế hoạch áp trần giá dầu đó sẽ cho phép các bên thứ ba dễ dàng mua dầu thô của Nga với mức giá thấp do các nước phương Tây đặt ra.

Nga cũng có thể đang cố gắng tìm kiếm khách hàng mua dầu mới thay thế những khách hàng ở châu Âu khi họ bị cấm mua dầu của Nga vào cuối năm nay.

Trong bài viết đăng trên Instagram vào cuối tuần qua, Bộ trưởng Du lịch Indonesia, Sandiaga Uno, tiết lộ Nga đã đề nghị bán dầu cho Indonesia “với giá thấp hơn 30% so với giá thị trường quốc tế”. Ông nói thêm rằng Tổng thống Joko Widodo đang xem xét lời đề nghị nhưng nội bộ Indoensia chưa thống nhất về vấn đề này vì có những lo ngại vi phạm lệnh cấm vận của Mỹ.

Gói trừng phạt thứ sáu của Liên minh châu Âu (EU) nhằm vào Nga liên quan đến cuộc chiến ở Ukraine, bao gồm lệnh cấm vận dầu mỏ của Nga. Gói trừng phạt này cũng cấm các nước thứ ba sử dụng dịch vụ của các công ty tài chính và bảo hiểm của EU khi mua dầu của Nga. Lệnh cấm sẽ có hiệu lực vào ngày 5-12, nhưng các quan chức Mỹ lo ngại lệnh cấm đó đẩy giá dầu tăng đáng kể và mang lại lợi nhuận lớn cho Nga.

Mỹ đang vận động châu Âu đặt ra một ngoại lệ đối với lệnh cấm bảo hiểm đối với các lô dầu của Nga nếu chúng được bán dưới mức giá do phương Tây đặt ra. Nhưng một số nước châu Âu cho rằng hệ thống như vậy sẽ chỉ hoạt động nếu những nước mua nhiều dầu của Nga ở châu Á, đặc biệt là Ấn Độ, đồng ý tham gia.

Thủ tướng Đức, Olaf Scholz cho biết các nước thành viên G7 đang thảo luận nghiêm túc về đề xuất này, nhưng đây là một vấn đề phức tạp và cần sự hỗ trợ của các nước khác.

“Chúng tôi đang làm việc rất nỗ lực để thực hiện dự án chung này. Tuy nhiên, nó sẽ không hiệu quả nếu chỉ có các nước G7 ủng hộ. Có những nước khác cần thiết với tư cách là đối tác”, ông Scholz nói với các phóng viên hồi đầu tháng này.

Không rõ hầu hết các nước châu Á có quan điểm như thế nào đối với kế hoạch áp trần đối với dầu Nga và có rất ít nước trong khu vực này công khai bày tỏ sự ủng hộ. Theo các nguồn tin, Ấn Độ không muốn tham gia kế hoạch áp trần với giá dầu của Nga, vì lo ngại sẽ mất cơ hội mua dầu thô giảm giá của Nga vào tay các nước khác.

Thứ trưởng Tài chính Mỹ, Wally Adeyemo đã đến Ấn Độ trong tuần này để gặp gỡ các quan chức chính phủ và lãnh đạo doanh nghiệp, bao gồm trong lĩnh vực tài chính và năng lượng, để thảo luận về an ninh năng lượng, tài chính khí hậu và công nghệ năng lượng sạch.

Phát biểu tại một sự kiện ở thành phố Mumbai của Ấn Độ vào hôm 24-8, ông Adeyemo cho biết liên minh áp trần đối với giá dầu của Nga đã mở rộng với nhiều nước tham gia.

Các quan chức thúc đẩy kế hoạch áp trần đối với giá dầu Nga muốn thực hiện nó trước khi các lệnh vận vận dầu mỏ Nga của EU có hiệu lực vào đầu tháng 12. Bộ trưởng Tài chính Mỹ, Janet Yellen đã lập luận rằng giới hạn giá dầu của Nga trên thị trường quốc tế sẽ làm giảm nguồn thu xuất khẩu năng lượng của Nga nhưng đồng thời giúp ghìm giá dầu trên toàn cầu khi các lệnh trừng phạt của EU có hiệu lực.

Các quan chức G7 vẫn đang cố gắng xây dựng chi tiết về cách giới hạn giá dầu Nga. Những người ủng hộ kế hoạch này lập luận ngay cả khi các nước lớn ở châu Á không chính thức tham gia liên minh áp trần giá dầu Nga, doanh thu dầu mỏ của Nga vẫn có thể suy giảm vì các nước đó sẽ có thêm đòn bẩy với Moscow để đàm phán các hợp đồng mua dầu với giá rẻ.

Một yếu tố quan trọng khác sẽ là giới hạn giá dầu Nga sẽ được đặt ở mức nào. Theo một nguồn tin nắm rõ đề này, các quan chức Mỹ gợi ý họ có ý định ấn định giá bán dầu của Nga cao hơn một chút so với chi phí sản xuất. Dù vậy, mức giá trần ấn định cho dầu Nga còn phụ thuộc vào giá trên thị trường quốc tế. Trước đó, Bloomberg dẫn các nguồn tin tiết lộ Mỹ và các đồng minh dự định áp trần giá dầu Nga ở mức 40-60 đô la/thùng.

Để thông qua kế hoạch áp trần đối với giá dầu Nga, EU cần phải sửa đổi gói trừng phạt thứ 6 của mình. Tuy nhiên, Hungary, nước thành viên EU vẫn đang duy trì quan hệ chặt chẽ với Nga, đã ra tín hiệu rằng sẽ phản đối bất kỳ mức giới hạn giá nào áp đặt đối với dầu của Nga.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Dừa tươi tăng giá gấp đôi mùa nắng nóng

Dừa tươi tăng giá gấp đôi mùa nắng nóng

Chỉ sau 1 tháng, giá dừa tươi bán sỉ đã tăng gần gấp đôi nên các tiểu thương phải tìm cách để người tiêu dùng bớt sốc

Tiếp tục đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng vào ngày 25/4

Tiếp tục đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng vào ngày 25/4

Ngày 25/4, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục tổ chức phiên đấu thầu vàng miếng với dự kiến đấu thầu 16.800 lượng.

Mặt bằng bán lẻ khu vực trung tâm TP.HCM hút khách thuê

Mặt bằng bán lẻ khu vực trung tâm TP.HCM hút khách thuê

Lĩnh vực bán lẻ cao cấp các ngành hàng xa xỉ như trang sức, đồng hồ,... tại TP.HCM trong thời gian qua ngày càng tăng với nhiều tên tuổi lớn. Do đó, mặt bằng tại khu vực trung tâm quận 1 đang được các đơn vị tập trung lựa chọn.

Chuyên gia nhận định giá vàng sẽ giảm nhẹ

Chuyên gia nhận định giá vàng sẽ giảm nhẹ

Thị trường vàng trong nước trong trạng thái ổn định hiếm thấy hôm nay 21/4. Các chuyên gia dự đoán giá vàng sẽ giảm nhưng không đáng kể.

Nếu Masan đưa công ty hàng tiêu dùng lên HOSE, nền tảng CrownX có thể hoãn IPO

Nếu Masan đưa công ty hàng tiêu dùng lên HOSE, nền tảng CrownX có thể hoãn IPO

Các chuyên gia từ HSBC vừa nêu ra yếu tố giúp kế hoạch niêm yết Masan Consumer Holdings trên sàn HOSE trong thời gian này trở nên khả quan. Tuy nhiên, tập đoàn Masan có thể sẽ phải lùi tiến độ IPO của nền tảng bán lẻ The CrownX.

Giá vàng nhẫn tiếp tục tăng, lên mốc 77 triệu đồng/lượng

Giá vàng nhẫn tiếp tục tăng, lên mốc 77 triệu đồng/lượng

Giá vàng nhẫn sáng nay (20/4) tăng mạnh theo đà tăng của giá thế giới, lên trên mốc 77 triệu đồng/lượng. Trong khi đó, giá vàng miếng SJC quay đầu giảm sau khi có thông tin đấu thầu vàng vào thứ Hai tuần tới.