Phân khúc bất động sản nghỉ du lịch, nghỉ dưỡng tăng mạnh
Sau hơn 2 năm đối mặt với đại dịch COVID-19, phân khúc bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng, khách sạn đã gần như tê liệt hoàn toàn. Tại các địa phương có thế mạnh về du lịch như Nha Trang (Khánh Hòa), Đà Nẵng hay Hạ Long (Quảng Ninh), rất nhiều khách sạn 4 sao đổ xuống đã phải sang tên, đổi chủ.
Bước sang năm 2022, từ khi Chính phủ ban hành Nghị quyết 128 quy định "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19", nhiều hoạt động kinh doanh đã nhanh chóng hoạt động trở lại, trong đó, du lịch đã có những khởi sắc từ đầu năm 2022. Ngay dịp nghỉ Tết Nguyên đán, đã có 6,1 triệu lượt khách du lịch nội địa và ước tính doanh thu hơn 25 nghìn tỷ đồng.
Theo ông, Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cho rằng, sau khi dịch bệnh được kiểm soát trên diện rộng, sẽ tạo ra một lượng nhu cầu dịch chuyển khổng lồ và nhu cầu lớn đối với bất động sản nghỉ dưỡng.
“Dòng khách du lịch vừa qua sẽ tạo đà cho thị trường địa ốc phát triển, cộng thêm những “lực đẩy” khác như gói hỗ trợ phục hồi kinh tế 350.000 tỷ đồng. Dấu ấn khởi sắc của các điểm đến hàng đầu cho thấy du lịch “ngủ đông” là tạm thời. Những nơi được đầu tư du lịch bài bản, chuyên nghiệp đang trở thành thỏi nam châm hút khách. Du lịch khởi sắc đang tạo thêm đà tăng trưởng cho thị trường địa ốc” - ông Nguyễn Văn Dính khẳng định.
Theo đà tăng trưởng đó, báo cáo của Bộ Xây dựng cho thấy, tại các địa phương như Tây Ninh, Lâm Đồng, Quảng Ninh, Lào Cai, Khánh Hòa, công suất cho thuê phòng khách sạn trong quý I/2022 đạt mức bình quân 70% - 90%, thậm chí những ngày lễ như Tết Nguyên đán, ngày giỗ Tổ Hùng Vương, công suất có thể trên 90%. Giá thuê phòng khách sạn nhờ đó mà tăng 5% - 10% so với quý IV/2021.
Theo báo cáo mới nhất của STR, một đơn vị chuyên cung cấp dữ liệu về ngành khách sạn cho biết: Hiện nay, công suất đặt phòng tại Việt Nam dù có sự tăng trưởng, giá thuê cũng tăng so với cuối năm 2021, song sự tăng trưởng này chưa bằng một nửa so cùng kỳ năm 2019. Giá phòng bình quân vẫn thấp hơn khoảng 20% so với cùng kỳ năm 2019, thời điểm đại dịch chưa xuất hiện.
Theo một đại diện khách sạn 3 sao tại Nha Trang chia sẻ: Giá phòng chỉ tăng trong những ngày nghi lễ dài ngày, như giỗ Tổ Hùng Vương, hoặc trong kỳ nghỉ lễ 30/4 -1/5. Vào những ngày bình thường, giá phòng vẫn phải duy trì ở mức thấp để tạo sức cạnh tranh. Thậm chí trên các ứng dụng đặt phòng phải chạy chương trình quảng cáo khuyến mại nhằm kích cầu.
Cụ thể thông tin, vị đại diện này cho biết: "Trước khi dịch bệnh xuất hiện, giá một phòng đơn là 700.000 - 800.000 đồng/đêm. Tuy nhiên, hiện nay chúng tôi duy trì mức giá 300.000 đồng/đêm vào những ngày thường, từ 320.000 - 350.000 đồng/đêm vào những ngày cuối tuần"
"Do nhiều khách sạn đã sang nhượng, chủ mới đã đưa ra nhiều chính sách ưu đãi về giá để hút khách. Vì vậy, mặt bằng chung của giá thuê vẫn còn thấp. Dù vậy, trước động thái mở cửa du lịch quốc tế vào tháng 3, thời gian tới, nhất là vào kỳ nghỉ hè, du lịch quốc tế sẽ tiếp tục tăng trưởng, từ đó giúp các doanh nghiệp kinh doanh ngành khách sạn hồi phục trở lại" - vị này nói thêm.
Được biết, trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 vừa qua, chỉ với 4 ngày nghỉ, ngành du lịch đã phục vụ khoảng 5 triệu lượt khách nội địa, trong đó có khoảng 2 triệu lượt khách nghỉ đêm tại các cơ sở lưu trú du lịch. Tổng thu từ du lịch đạt khoảng 22.000 tỷ đồng.
Chỉ nhìn vào những con số nêu trên có thể thấy rằng ngành du lịch đang trở lại một cách mạnh mẽ. Thế nhưng, ở một chiều hướng ngược lại theo khảo sát của PV thì hiện nay nhiều khách sạn dưới 3 sao tại Nha Trang, Đà Nẵng vẫn trong tình trạng đóng cửa, chưa thể phục hồi.
Các chuyên gia cho biết, nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do các khách sạn này đang trong quá trình sang nhượng, đổi chủ sau 2 năm không thể kinh doanh được do tác động của đại dịch COVID-19. Một số khách sạn khác thì đang trong quá trình tu sửa lại. Bên cạnh đó, cũng có nhiều khách sạn hoạt động cầm chừng, do lo ngại dịch bệnh có thể bùng phát trở lại.
Theo Bộ Công Thương, nếu Nhà nước không có công cụ kiểm soát giá xăng dầu, sẽ có thể gây thiếu hụt, đứt gãy nguồn cung và hiện tượng thiếu hàng, sốt giá ở vùng sâu, vùng xa.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Sở Công Thương TP.HCM yêu cầu các đơn vị tăng cường biện pháp quản lý giá, đảm bảo cung cầu hàng hóa, ổn định thị trường các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu trên địa bàn dịp cuối năm 2024 và dịp Tết.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hôm nay 18/11 nối lại việc bán vàng miếng SJC ra thị trường thông qua 4 ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước và công ty SJC; giá bán là 83,5 triệu đồng/lượng.
Vàng miếng lẫn vàng nhẫn tại nhiều cửa hàng TP.HCM sáng nay hết sạch. Trong khi đó, các công ty tăng mạnh giá mua vào để thu hút vàng từ người dân.
Giá vàng thế giới đang ở vùng thấp nhất tính từ giữa tháng 9 trong bối cảnh đồng USD và tiền điện tử (cụ thể là Bitcoin) tăng giá mạnh từ khi ông Donald Trump -- người ủng hộ tiền điện tử -- đắc cử tổng thống Mỹ ngày 6/11.