Sau đà tăng liên tiếp trong mấy ngày gần đây, giá lợn hơi hôm nay (21/1) tiếp tục tăng thêm 2.000-4.000 đồng/kg, có nơi đạt 58.000 đồng/kg và dự báo tăng tiếp trong những ngày sát Tết.
Bên cạnh lợi ích kinh tế, chăn nuôi cũng đang nảy sinh nhiều vấn đề về ô nhiễm môi trường khiến nhà quản lý, chính quyền địa phương và người chăn nuôi trên địa bàn Hà Nội đau đầu. Tuy nhiên, với sự phát triển của công nghệ đang gợi mở nhiều hướng để giải bài toán hóc búa này.
Sau một thời gian giảm sâu thì những ngày gần đây, giá heo hơi liên tục tăng, khiến người chăn nuôi phấn khởi lên kế hoạch tái đàn cho kịp vụ heo tết.
Từ 30/12, một số nguyên liệu như lúa mì khi nhập khẩu sẽ được giảm thuế MFN (tối huệ quốc) từ 3% xuống 0%; ngô sẽ giảm từ 5% xuống 2% để hỗ trợ ngành chăn nuôi trong nước trước sức ép tăng giá chóng mặt của thức ăn chăn nuôi.
De Heus Việt Nam vừa ký kết thỏa thuận chiến lược với Masan MEATLife, theo đó De Heus sẽ kiểm soát 100% mảng hoạt động sản xuất thức ăn chăn nuôi MNS Feed.
Hiện đàn lợn quá lứa còn ứ đọng lại trong chuồng chưa xuất bán khoảng 30%, tương đương khoảng 1,5 triệu con.
Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho rằng, người chăn nuôi cũng phải tự bảo vệ mình. Bà con phải tham gia vào một hình thức hợp tác, chứ nếu từng hộ nuôi riêng lẻ thì ngành NN-PTNT cũng khó tiếp cận.
Trước tình trạng giá lợn hơi giảm xuống mức kỷ lục nhưng người tiêu dùng vẫn phải mua giá cao, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành yêu cầu phải tổ chức thanh, kiểm tra, làm rõ chi phí của từng khâu trong chuỗi giá trị, thanh kiểm tra sự chênh lệch giá bán.
Trong khi giá lợn hơi đang phổ biến mức dưới 40.000 đồng/kg thì thịt lợn ở siêu thị vẫn bán với giá cao ngất. Nghịch lý này khiến người chăn nuôi lợn đang thua lỗ nặng, còn người tiêu dùng lại bị móc túi.
Ông Nguyễn Văn Trọng, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi chia sẻ xung quanh biến động giá lợn hơi những tuần gần đây.