Thứ sáu, 29/03/2024

Nguồn lực kiều bào rất quan trọng để phát triển kinh tế TP.HCM sau dịch Covid-19

11/02/2022 2:29 PM (GMT+7)

Trong năm 2022, TP.HCM sẽ tổ chức nhiều sự kiện, hội thảo và mời kiều bào, người Việt Nam về tham dự

Sáng 11-2, tại buổi Toạ đàm gặp gỡ người Việt Nam ở nước ngoài tiêu biểu đầu xuân Nhâm Dần 2022 chủ đề "TP.HCM – Sức sống mới sau dịch Covid-19: Định hướng và phát triển dưới góc nhìn kinh tế" do Ủy ban về Người Việt Nam ở nước ngoài TP.HCM tổ chức, nhiều chuyên gia, trí thức, doanh nhân người Việt Nam ở nước ngoài đã đóng góp ý kiến tâm huyết để phát triển kinh tế TP trong giai đoạn mới.

Trong khuôn khổ thời gian hạn hẹp (khoảng 1,5 giờ), tọa đàm đã nhận được 8 ý kiến tâm huyết của các kiều bào, người Việt Nam ở nước ngoài về một số kinh nghiệm thực tiễn của các nước trên thế giới trong việc phục hồi kinh tế sau dịch bệnh, bài học kinh nghiệm TP có thể áp dụng, những nhiệm vụ TP cần tập trung trong thời gian vàng TP.HCM đạt vùng xanh cấp độ 1 hiện nay...

Trao đổi với khoảng 30 đại biểu là người Việt Nam ở nước ngoài, kiều bào tiêu biểu, Phó Chủ tịch UBND TP Võ Văn Hoan cho biết bằng nỗ lực của chính quyền TP, sự hỗ trợ của Trung ương, các bộ ngành, sự đồng tâm hiệp lực của hệ thống chính trị, doanh nghiệp, nhân dân, trong đó có kiều bào, TP.HCM đã vượt qua làn sóng Covid-19 thứ 4, đến nay đã đạt trạng thái bình thường mới. TP.HCM ghi nhận sự đóng góp quan trọng của kiều bào đã gửi tiền, vật tư thiết bị, nhu yếu phẩm và hiến kế nhiều cách làm cho TP chống dịch.

 

Nguồn lực kiều bào rất quan trọng để phát triển kinh tế TP HCM sau dịch Covid-19 - Ảnh 1.

KTS Ngô Viết Nam Sơn (kiều bào Canada) phát biểu tại tọa đàm

Theo ông Võ Văn Hoan, chủ đề năm 2022 của TP là thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả với dịch Covid-19; ổn định và phát triển kinh tế, nâng cao tính tự chủ, khả năng chống chịu, thích ứng của kinh tế; hỗ trợ hiệu quả doanh nghiệp phục hồi sản xuất, kinh doanh. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng, phấn đấu hoàn thành và đưa vào sử dụng các dự án kết cấu hạ tầng quan trọng của TP.

Để đạt được mục tiêu này thì ngoài nỗ lực của TP, sự hỗ trợ của Trung ương thì các kiều bào là một trong những nguồn lực quan trọng cần huy động nhiều hơn nữa. Lãnh đạo TP rất mong kiều bào tiếp tục quan tâm góp ý, chia sẻ kinh nghiệm, giải pháp phát triển kinh tế-xã hội TP, tiếp tục công tác phòng, chống dịch Covid-19, khắc phục hậu quả y tế cho người mắc Covid-19; nâng cao chất lượng chính quyền đô thị, xây dựng mô hình và phương thức hoạt động của thành phố Thủ Đức; các giải pháp thúc đẩy sản xuất-kinh doanh; thu hút đầu tư...

Góp mặt tại tọa đàm, Thứ trưởng Bộ ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài Phạm Quang Hiệu cũng cảm ơn những ý kiến đóng góp quý báu của kiều bào, đồng thời bày tỏ mong muốn nguồn lực kiều bào sẽ được phát huy hiệu quả hơn nữa trong thời gian tới. Theo Thứ trưởng, phục hồi kinh tế TP.HCM cũng là phục hồi kinh tế cả nước.

"Trong lúc khó khăn nhất chúng tôi đã tổ chức hàng loạt sự kiện, hội nghị hiến kế cho TP phòng chống Covid-19, tổ chức sản xuất và phục hồi kinh tế hậu Covid-19… Nhiều ý kiến không chỉ áp dụng cho TP.HCM mà có thể áp dụng cho cả nước" – Thứ trưởng Phạm Quang Hiệu nhấn mạnh. 

Trước đó, hội nghị gặp gỡ kiều bào và người Việt Nam ở nước ngoài đóng góp ý kiến cho sự phát triển bền vững của TP.HCM với chuyên đề: "TP.HCM trở lại bình thường mới hậu dịch bệnh Covid-19: vấn đề và kiến nghị" diễn ra ngày 14-12-2021 đã nhận được 26 bài viết góp ý của các chuyên gia, doanh nghiệp, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, trong đó có 16 lượt phát biểu trực tiếp với 35 ý kiến đóng góp cụ thể.

Nhìn chung, các ý kiến góp ý đa dạng trên nhiều lĩnh vực và phù hợp với yêu cầu phát triển của TP.HCM thời kỳ hậu Covid-19 trong đó có nhiều hiến kế về bước đi đột phá và những giải pháp phát triển kinh tế - xã hội nhanh, mạnh, vững chắc...

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Các công ty của Shark Thuỷ nợ lương giáo viên, bảo hiểm xã hội... hàng ngàn tỷ đồng

Các công ty của Shark Thuỷ nợ lương giáo viên, bảo hiểm xã hội... hàng ngàn tỷ đồng

Dữ liệu cho thấy, loạt công ty trong hệ sinh thái của Shark Thuỷ đang nợ tiền bảo hiểm xã hội, nợ học phí, tiền lương giáo viên lên tới hàng trăm tỷ đồng. Trong khi đó, Apax Holdings - một trong những công ty trọng yếu thuộc hệ sinh thái của Shark Thuỷ có dư nợ vay ngân hàng và trái phiếu lên tới hơn 1.000 tỷ đồng.

Gói "đầu tư giáo dục" hay chiêu "lấy mỡ nó rán nó"?

Gói "đầu tư giáo dục" hay chiêu "lấy mỡ nó rán nó"?

Chiêu huy động vốn từ phụ huynh học sinh để chủ đầu tư một số trường tư thục lấy đó làm vốn kinh doanh – chiêu này không mới. Tuy nhiên, nó được khoác lên bằng những cái tên mỹ miều như "gói đầu tư giáo dục" hay "học phí 0 đồng".

Hàng nghìn người đổ về phiên chợ lá độc lạ "có 1-0-2" tại TP.HCM

Hàng nghìn người đổ về phiên chợ lá độc lạ "có 1-0-2" tại TP.HCM

Chiều ngày 19/3, “Phiên chợ nghĩa tình” do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc quận 5 tổ chức chính thức diễn ra tại Trung tâm văn hóa quận 5. Phiên chợ này được tổ chức lần đầu tiên vào tháng 3/2023.

Phiên chợ đặc biệt tại TP.HCM: Thay tiền bằng lá mua đồ ăn thỏa thích

Phiên chợ đặc biệt tại TP.HCM: Thay tiền bằng lá mua đồ ăn thỏa thích

Một phiên chợ đặc biệt, thay tiền bằng lá cây ở TP.HCM với hơn 60 gian hàng đã thu hút rất nhiều người dân đến mua sắm. Đến với phiên chợ lá, người dân chỉ cần dùng vài chiếc lá được Ban tổ chức cho sẵn là có thể mua được nhiều món ăn, thức uống.

Xử lý cửa hàng xăng dầu không xuất hoá đơn điện tử: Bộ Công Thương gửi văn bản hoả tốc

Xử lý cửa hàng xăng dầu không xuất hoá đơn điện tử: Bộ Công Thương gửi văn bản hoả tốc

Bộ Công Thương vừa có văn bản hỏa tốc gửi UBND các tỉnh, thành phố và các thương nhân kinh doanh xăng dầu về việc thực hiện quy định về hóa đơn điện tử.

EVN tính "mượn" máy phát điện của người dân khi thiếu điện

EVN tính "mượn" máy phát điện của người dân khi thiếu điện

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết đang nỗ lực đảm bảo việc cung cấp điện trong mùa khô và cả năm 2024 bằng nhiều biện pháp, trong đó không loại trừ khả năng nếu thiếu điện phục vụ sẽ mượn máy phát điện của hộ dân để cung cấp điện cho chính hộ dân, sản lượng điện dư sẽ hòa lên lưới.