Năm 2022, các chuyên gia dự báo thị trường bất động sản TP.HCM và vùng phụ cận có thể hồi phục với mức độ tích cực, tuỳ từng phân khúc cụ thể. Đồng thời, đây cũng là thời điểm phù hợp để điều chỉnh, định vị thị trường hậu Covid-19.
Tại kỳ họp lần 4 HĐND TP.HCM khóa X ngày 7/12, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Lê Hòa Bình đã báo cáo kết quả giải quyết các kiến nghị cử tri sau kỳ họp thứ nhất và trước kỳ họp thứ ba HĐND TP.HCM khóa X.
Mặc dù đạt những kết quả bước đầu nhưng cần phải thẳng thắn nhìn nhận, thực tế phát triển nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp chưa đáp ứng được nhu cầu.
Hiện nay, nhà ở cho người lao động tại các khu công nghiệp còn thiếu, nhiều thiết chế văn hóa, hạ tầng xã hội như nhà văn hóa, trường học, trạm y tế, phòng khám… chưa được đầu tư, xây dựng.
Đến tháng 12 năm 2020 cả nước có 862 đô thị, bao gồm 2 đô thị loại đặc biệt đó là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, 23 đô thị loại I, 31 đô thị loại II, 48 đô thị loại III, 90 đô thị loại IV và 668 đô thị loại V, với tỷ lệ đô thị hóa đạt 39,3%.
Việc đầu tư phát triển nhà ở xã hội cho công nhân khu công nghiệp, đảm bảo điều kiện vệ sinh môi trường và sức khỏe cho người lao động là giải pháp hết sức cần thiết nhằm phục hồi sản xuất và kinh tế.
Bộ Xây dựng đề xuất gói tín dụng hỗ trợ phát triển nhà ở xã hội trong chương trình phục hồi kinh tế bền vững đến năm 2023, quy mô 15.000 tỉ đồng.
Cơ chế dành quỹ đất để triển khai dự án nhà ở cho công nhân đã có từ lâu; nhưng đến nay, số khu công nghiệp - khu chế xuất (KCN-KCX) tại TP.HCM có nhà lưu trú, dự án nhà ở cho công nhân - người lao động vẫn chỉ đếm trên đầu ngón tay...
Để giải quyết nhu cầu về nhà ở cho công nhân, Bộ Xây dựng kiến nghị bổ sung gói tín dụng khoảng 30.000 tỷ đồng theo hình thức tái cấp vốn cho chủ đầu tư nhà ở xã hội, nhà ở công nhân khu công nghiệp.
Đây là một trong những nội dung của dự thảo "Chiến lược phát triển nhà ở Quốc gia giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2040" được Bộ Xây dựng lấy ý kiến trình Chính phủ vào cuối năm nay.