Vietnam Airlines cho biết đã ghi nhận nhiều đường bay có tỷ lệ lấp đầy từ 70% đến 90% trong những ngày áp Tết, như các đường từ TP.HCM đi Hà Nội, Vinh, Thanh Hóa, Đà Nẵng, Huế, Quy Nhơn, Quảng Nam... So với mọi năm, hành khách bay sớm hơn, khi nhiều chuyến bay từ ngày 17-1 đến 23-1 đã tương đối đầy chỗ, chứ không chỉ dồn vào một vài ngày trước Tết.
Bên cạnh các đường bay kể trên, một số đường bay khác có lượng đặt chỗ không quá đột biến, vẫn còn nhiều chỗ đón khách như từ TP.HCM đi Đà Nẵng, Tuy Hòa, Đà Lạt; Hà Nội đi Đồng Hới, Tuy Hoà, Cần Thơ...
Du lịch Tết sẽ sôi động
Theo dự đoán của hãng hàng không, sau 2 năm bị hạn chế đi lại, mùa du lịch Tết năm nay hứa hẹn sẽ sôi động. Vietnam Airlines ghi nhận các đường bay du lịch như từ Hà Nội, TP.HCM đi Cam Ranh, Phú Quốc, Côn Đảo... đã có lượng đặt chỗ tăng nhanh tập trung vào các ngày Tết từ 2-2 đến 4-2 (tức mùng 2 đến mùng 4 tháng Giêng).
Trước đó, Vietnam Airlines Group đã thông báo tăng mạnh tần suất nhiều đường bay, trung bình mỗi ngày thực hiện khoảng 300 chuyến bay một chiều, số ghế cung ứng tăng 120% so với hiện tại nhằm phục vụ cao điểm Tết 2022.
Theo ghi nhận, nhiều chuyến bay từ TP.HCM đi Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Nội, Đà Nẵng, Huế, Bình Định, Quảng Nam... trong những ngày áp Tết nguyên đán đã gần hết vé, chỉ còn những vé giá cao.
Theo quyết định trước đó của Cục Hàng không Việt Nam (Cục Hàng không) về vận tải nội địa giai đoạn Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 (từ ngày 19-1-2022 đến 16-2-2022), tải cung ứng trong giai đoạn này ở mức 70-75% so với Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 (14 ngàn chuyến bay với khoảng 2,7 triệu ghế cung ứng).
Còn các hãng hàng không đã xây dựng phương án vận chuyển cho giai đoạn cao điểm Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 với mức độ tương đương với dịp cao điểm Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021.
Thống kê của Cục Hàng không giai đoạn từ ngày 29-12-2021 đến ngày 10-1-2022, các hãng hàng không Việt Nam khai thác 4,48 ngàn chuyến bay, vận chuyển hơn 547 ngàn khách với hệ số sử dụng ghế trung bình đạt 64%.
Nhu cầu hành khách đi trên đường bay TP.HCM - Hà Nội và từ TP.HCM đi/đến các tỉnh Tây Nguyên, miền Trung, miền Bắc trong giai đoạn này tăng mạnh trở lại với hệ số sử dụng ghế đều đạt trên 70%. Các hãng cũng đã khai thác hết số lượng chuyến bay đã được phân bổ.
Theo báo cáo từ hệ thống đặt giữ chỗ của các hãng hàng không, tỷ lệ khách đặt giữ chỗ trên các đường bay TP.HCM - Hà Nội và từ TP.HCM đi/đến các tỉnh Tây Nguyên, miền Trung, miền Bắc tăng trở lại, trái ngược so với dự đoán trước đó của các hãng hàng không.
Cục trưởng Cục Hàng không Đinh Việt Thắng nhận định với kết quả khai thác thời gian vừa qua và tỷ lệ đặt chỗ cho giai đoạn Tết Nguyên đán, có thể thấy nhu cầu đi lại của nhân dân từ TP.HCM về các địa phương trong cả nước vào giai đoạn Tết Nguyên đán đã tăng trở lại và cần được đáp ứng.
Để đáp ứng tối đa nhu cầu đi lại của nhân dân trên các đường bay nội địa, Cục Hàng không đã kiến nghị Bộ Giao thông vận tải cho phép chủ động xem xét việc tăng tải cung ứng giai đoạn cao điểm Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 trên cơ sở đường bay có hệ số sử dụng ghế trên 70%; có lượng đặt chỗ cao (trên 50%) và theo đề nghị của hãng hàng không.
Bộ Giao thông vận tải vừa có công văn giao Cục Hàng không tiếp tục theo dõi sát tình hình khai thác vận chuyển hàng không nội địa, xem xét kỹ và chủ động quyết định việc tăng tần suất khai thác các đường bay nội địa trong giai đoạn cao điểm Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022 đảm bảo đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân trong giai đoạn này.
Hãng hàng không khuyến nghị hành khách lưu ý mua vé trên website, đại lý, phòng vé chính thức của các hãng và yêu cầu xuất hóa đơn để tránh mua phải vé giả, vé bị nâng giá...
Theo Bộ Công Thương, nếu Nhà nước không có công cụ kiểm soát giá xăng dầu, sẽ có thể gây thiếu hụt, đứt gãy nguồn cung và hiện tượng thiếu hàng, sốt giá ở vùng sâu, vùng xa.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Sở Công Thương TP.HCM yêu cầu các đơn vị tăng cường biện pháp quản lý giá, đảm bảo cung cầu hàng hóa, ổn định thị trường các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu trên địa bàn dịp cuối năm 2024 và dịp Tết.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hôm nay 18/11 nối lại việc bán vàng miếng SJC ra thị trường thông qua 4 ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước và công ty SJC; giá bán là 83,5 triệu đồng/lượng.
Vàng miếng lẫn vàng nhẫn tại nhiều cửa hàng TP.HCM sáng nay hết sạch. Trong khi đó, các công ty tăng mạnh giá mua vào để thu hút vàng từ người dân.
Giá vàng thế giới đang ở vùng thấp nhất tính từ giữa tháng 9 trong bối cảnh đồng USD và tiền điện tử (cụ thể là Bitcoin) tăng giá mạnh từ khi ông Donald Trump -- người ủng hộ tiền điện tử -- đắc cử tổng thống Mỹ ngày 6/11.