Thị trường ô tô tại Việt Nam bắt đầu "nóng" từ cuối năm 2021 nhờ chính sách giảm phí trước bạ tới 50%. Ảnh: Quốc Hải
Chính sách giảm 50% phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước (áp dụng trong vòng 6 tháng, từ đầu tháng 12/2021 đến cuối tháng 5/2022 theo theo Thông tư 103) tiếp tục là động lực lớn cho ngành ô tô tăng trưởng trong tháng cuối năm 2021 và những ngày đầu năm 2022.
Cụ thể, dữ liệu từ Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) cho biết, doanh số bán xe ô tô toàn thị trường trong tháng 1/2022 đạt tới 30.742 xe, tăng 16% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, doanh số bán xe ô tô du lịch tăng 24% so với cùng kỳ.
Cũng theo VAMA, đà tăng trưởng tập trung ở xe lắp ráp trong nước, với mức tăng 23%, còn xe nhập khẩu chỉ tăng trưởng 8%.
Hiện tại, Việt Nam là một trong những quốc gia có sức mua ô tô cá nhân tăng trưởng nhanh nhất trong vòng mười năm qua. Thế nhưng tỷ lệ sở hữu ô tô trên đầu người vẫn thấp hơn nhiều so với các thị trường khác ở châu Á.
Chính vì vậy, theo Chứng khoán VNDIRECT, trong bối cảnh nhu cầu của người dân bị dồn nén, chính sách giảm lệ phí trước bạ tới 50% được nhận định sẽ hỗ trợ cho doanh số ô tô phục hồi trở lại kể từ năm 2022.
Thị trường ô tô tiếp tục dự báo sẽ sôi động trong năm 2022. Ảnh: Quốc Hải
Bên cạnh đó, chuyên gia phân tích của VNDIRECT nhận định có 5 xu hướng chính thể hiện triển vọng của ngành ô tô Việt Nam.
Theo Statista, chỉ 5% dân số Việt Nam sở hữu ô tô vào năm 2020, trong khi con số này ở Thái Lan là 52%.
Với dự báo lượng xe bán ra từ giai đoạn 2021-2030 là 14,9%, Chứng khoán VNDIRECT ước tính rằng, Việt Nam sẽ đạt tỷ lệ 9% dân số sở hữu ô tô vào năm 2025 - tương đương với mức hiện tại của Ấn Độ, Phillipines và sẽ tăng lên tỷ lệ 30% dân số sở hữu ô tô vào năm 2030.
Đầu tiên, đó là xe ô tô Hàn Quốc sẽ duy trì vị thế số 1 tại thị trường ô tô Việt Nam; Sự lên ngôi của các dòng xe Crossover và SUV; Những chính sách ưu đãi của Chính phủ là động lực chính thúc đẩy sự phục hồi của ngành ô tô năm 2022; Xe điện (EV) sẽ trở thành phương tiện phổ biến trong tương lai không xa. Cuối cùng, xu hướng làm tại Việt Nam - "Make in Việt Nam" sẽ tạo cơ hội cho VinFast và các doanh nghiệp phụ trợ.
Đồng quan điểm, Chứng khoán SSI cũng nhận định, với mức nền so sánh thấp trong 2021, cùng với tỷ lệ sở hữu ô tô còn rất thấp tại Việt Nam và việc Chính phủ giảm 50% phí trước bạ theo Thông tư 103 có thể là nền tảng vững chắc cho mức tăng trưởng cao trong năm 2022.
Ngoài ra, xu hướng sử dụng xe điện mới tại Việt Nam dẫn đầu bởi Vinfast sẽ thúc đẩy nhu cầu ô tô tăng cao hơn nữa.
"Vinfast sẽ dừng sản xuất xe xăng vào cuối năm 2022 được cho là cũng sẽ tạo cơ hội cho nhiều hãng xe khác. Hiện tại, xe xăng của Vinfast chiếm gần 11% thị phần ô tô trong nước.
Ngoài ra, do Vinfast là một trong những công ty có khả năng cạnh tranh cao về giá, việc thương hiệu này rời thị trường có thể giúp giảm bớt đáng kể áp lực cạnh tranh giảm giá đối với các hãng xe xăng khác", báo cáo của SSI Research nêu.
Có thể thấy, chính sách giảm 50% phí trước bạ đối với ô tô đã giúp nhiều DN ngành ô tô có cú "lội ngược dòng" ngoạn mục về kết quả kinh doanh trong năm qua.
Đơn cử, tại Công ty CP Dịch vụ ô tô Hàng Xanh (Haxaco, mã chứng khoán HAX). Kết thúc năm 2021, DN này đạt doanh thu 5.552 tỷ đồng, tương đương năm 2020, nhưng lợi nhuận sau thuế đạt 160 tỷ đồng, tăng trưởng 28%. Đây cũng là mức lợi nhuận cao nhất trong lịch sử hoạt động của Haxaco.
Bước sang năm 2022, SSI Research nhận định, Haxaco sẽ hưởng lợi ở nhiều yếu tố và dự phóng doanh thu có thể đạt 6.868 tỷ đồng, lợi nhuận ròng đạt 228 tỷ đồng (tăng trưởng 138% so với năm 2021).
Tương tự, Công ty CP Dịch vụ ô tô Sài Gòn (Savico, mã chứng khoán SVC) cũng ghi nhận lợi nhuận trong quý 4/2021 đạt hơn 75 tỷ đồng, cải thiện tích cực so với con số lỗ trong quý trước đó. Lũy kế cả năm, công ty báo lãi hơn 212 tỷ đồng.
Không chỉ có ưu thế về việc giảm phí trước bạ tới 50%, ngành ô tô còn được dự báo sẽ hưởng lợi trong năm 2022 do tình trạng thiếu cung chip tiếp tục làm giảm nguồn cung ô tô, lợi nhuận các công ty ô tô có thể đạt tăng trưởng mạnh.
Cụ thể, theo dự báo của IHS Markit và Fitch Ratings, số lượng xe sản xuất trên toàn cầu sẽ ước tính giảm trung bình khoảng 4% so với cùng kỳ trong 2022, do tình trạng thiếu cung chip dự kiến tiếp diễn đến cho đến nửa cuối năm 2022. Vì thế, hiện nhiều công ty ô tô đã tăng giá bán mẫu xe mới trong 2021 và ước tính việc này sẽ có tác động rõ ràng tới thị trường ô tô trong năm 2022.
Nhờ đó, cả nhà sản xuất ô tô và đại lý phân phối sẽ hưởng lợi từ chênh lệch cung - cầu trong ngắn hạn này.
"Biên lợi nhuận mỗi xe đã bán ra có thể tăng lên khi sức ép cạnh tranh trên thị trường giảm và việc thiếu cung xe do thiếu hụt chip có thể là động lực chính giúp các DN ngành ô tô đạt lợi nhuận cao hơn trong xu hướng ngắn hạn này", chuyên gia của SSI Research, nêu.
Dự báo nhu cầu đi lại dịp cao điểm Tết sẽ gia tăng, các hãng hàng không đang tiếp tục bổ sung hàng ngàn ghế, phục vụ người dân.
Những âm thanh "1-2-3 dzô" tiếp nối nhau từ các quán nhậu ở TP.HCM giờ đây đã là dĩ vãng. Người dân phải cắt giảm chi tiêu vì kinh tế khó khăn kéo dài trong khi các lực lượng chức năng liên tục kiểm tra nghiêm ngặt nồng độ cồn, vì vậy thời hoàng kim của ngành bia chỉ còn là quá khứ.
Theo công bố của Vinasun, Chủ tịch HĐQT là ông Tạ Long Hỷ, Tổng Giám đốc mới là ông Đặng Thành Duy. Nhà sáng lập taxi Vinasun Đặng Phước Thành rời ghế Chủ tịch sau 23 năm giữ vị trí này.
Sâm Ngọc Linh, sâm bố chính, đông trùng hạ thảo..., được bán trên thị trường ngày càng nhiều, giá bán cũng rẻ hơn.
Theo dự thảo Nghị định quy định xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá đang được Bộ Tài chính lấy ý kiến, bán hàng thuộc danh mục bình ổn giá cao hơn so với giá niêm yết có thể bị phạt từ 20 - 30 triệu đồng,
Mỹ phẩm được quảng cáo là hàng Nhật Bản giá dao động 100.000-200.000 đồng/sản phẩm được bán ngày càng nhiều. Người mua cho biết họ bị thu hút vì giá rẻ và mua vì... có niềm tin với người bán.