Thứ sáu, 03/05/2024

Những quán cơm tấm gia truyền đặc biệt ở TP HCM

18/10/2022 5:21 AM (GMT+7)

Được xem là 1 phần của văn hóa ẩm thực TP HCM, cơm tấm phổ biến và được yêu thích bởi độ dẻo của gạo tấm, độ ngọt thơm của thịt nướng trên than bếp hồng, thêm chút giòn giòn của bì, xíu chua của cải chua kèm nước mắm mằn mặn, ngòn ngọt.

30 năm vẫn một vị

Nằm trên con đường Trần Quang Khải, phường Tân Định, quận 1, TP HCM, quán cơm tấm Kiều Giang của chị Nguyễn Kiều Giang (53 tuổi) đến nay đã tồn tại được hơn 32 năm.

Điểm đặc sắc của quán là miếng sườn ngon được tẩm ướp tỉ mỉ, khi nướng lên cho màu vàng mật trông vô cùng hấp dẫn. Ban đầu, quán chị Giang chỉ bán buổi sáng, dần về sau do nhiều thực khách yêu cầu nên chị bán cả buổi trưa lẫn tối, với khung giờ từ 7 giờ 30 đến 20 giờ 30.

Không chỉ có món sườn thơm nức mũi, món đặc biệt tại quán chính là thố canh chua cá hú. Vị ngọt thanh thanh của nước dùng, cá tươi ngon ngọt hòa quyện cùng các loại rau đi kèm khiến ai đến đây cũng phải thử một lần cho biết.

Những quán cơm tấm gia truyền đặc biệt ở TP HCM - Ảnh 1.

Món cơm tấm sườn, chả, trứng có giá 75.000 đồng

Những quán cơm tấm gia truyền đặc biệt ở TP HCM - Ảnh 2.

Mâm cơm đa dạng món ăn tại quán cơm tấm Kiều Giang

Quán cơm Kiều Giang ban đầu chỉ bán cơm tấm sườn, bì, chả, lâu dần thì chị Giang phát triển thêm nhiều món ăn kèm cho khách có nhiều lựa chọn.

Chị Giang chia sẻ, các nguyên liệu luôn được chị tận tay chọn lựa kỹ càng từ thịt, cá cho đến các loại rau ăn kèm. "Món ăn ngon trước tiên phải đẹp mắt, sau đó hương vị món ăn phải ngon, đậm đà, phù hợp với tất cả mọi người thì thực khách mới thích và quay lại lần 2 và nhiều lần khác nữa" - chị Giang bộc bạch.

Có tuổi đời 29 năm, quán cơm tấm Hùng của anh Nguyễn Văn Nhiều (54 tuổi) nằm đầu một con hẻm nhỏ trên đường Võ Văn Tần (quận 3, TP HCM).

Sáng nào quán anh cũng đông khách. Giá trung bình mỗi suất cơm nơi đây khoảng 50.000 đồng, hơi cao so với mặt bằng xung quanh. Bù lại, cơm vừa thơm, dẻo cùng những miếng sườn to, được ướp đậm vị, vừa ăn; bì do nhà làm nên rất an toàn.

Theo anh Nhiều, phải có đến 2-3 người thay phiên nhau xới cơm mới kịp bán, khi mà mỗi buổi có ít nhất 1 đến 200 phần cơm. Không chỉ với những món thông thường như sườn bì chả, thực khách đến đây thường gọi thêm tép rang, đặc biệt là món tóp mỡ, chỉ có vào sáng sớm, giúp dĩa cơm thêm chút béo béo, bùi bùi, giòn ngọt. Ngoài ra, đồ chua được làm từ cải trắng ăn kèm cho đỡ ngấy nếu bạn lỡ ăn quá nhiều thịt.

Những quán cơm tấm gia truyền đặc biệt ở TP HCM - Ảnh 3.

Món được nhiều người yêu thích tại quán là món cơm tấm sườn cọng giá 45.000 đồng

Những quán cơm tấm gia truyền đặc biệt ở TP HCM - Ảnh 4.

Cơm tấm Hùng có giá dao động từ 45.000 - 70.000 đồng/dĩa

Là thực khách quen thuộc suốt 30 năm qua của quán, anh Hưng (46 tuổi) mỗi tuần đều phải ghé ăn một lần. Anh chia sẻ anh ăn cơm tấm tại quán này từ hồi còn học phổ thông, khi quán chỉ mới bán tại một góc nhỏ ở đầu hẻm.

"Hương vị cơm tấm Hùng rất đặc biệt, giữ được vị cơm tấm truyền thống từ trước đến giờ. Tất cả các món hòa quyện với nhau từ sườn, bì, chả kết hợp cùng mỡ hành và nước mắm rất đậm đà, bắt vị. Mình đánh giá cơm ở đây rất ngon và đáng với số tiền mình bỏ ra" - anh Hưng bày tỏ.

Những quán cơm tấm nửa thế kỉ

Nhắc đến các quán cơm tấm lâu đời ở Sài Gòn không thể bỏ qua cơm tấm Thuận Kiều (24-26 đường Tôn Thất Tùng, phường Bến Thành, quận 1, TP HCM).

Ra đời từ năm 1975, quán Thuận Kiều tiên phong trong việc tìm ra những món ăn kèm để đổi vị thay vì cơm tấm truyền thống như: gà nướng, cá lóc kho, tôm kho quẹt..., Đặc biệt, món gà nướng ở đây được tẩm ướp gia vị thấm đều, lớp da ngoài nướng vừa tới, chuyển vàng đẹp mắt. Khi ăn, ta có thể cảm nhận được độ mềm, thơm, mỡ tươm ra vô cùng hấp dẫn của thịt gà kết hợp cùng cơm tấm dẻo mềm.

Sau hơn 47 năm hoạt động, cơm tấm Thuận Kiều đã có 5 chi nhánh. Thực khách đến đây được ngồi trong một không gian rộng rãi, sạch sẽ, cùng thưởng thức những món cơm tấm dù giản dị nhưng hương vị vô cùng tuyệt vời.

Những quán cơm tấm gia truyền đặc biệt ở TP HCM - Ảnh 5.

Cơm tấm Thuận Kiều

Trên đường Võ Thị Sáu (quận 1, TP HCM), người dân không còn quá xa lạ với quán cơm tấm Hiền Vương.

Ra đời từ năm 1956, quán cơm tấm ban đầu chỉ là 1 cái bàn nhỏ, thô sơ và phục vụ cho những người đi chợ Tân Định sớm gần đó. Thực khách đến đây không chỉ được ăn cơm tấm thông thường với sườn, bì hay chả, mà món chủ lực khiến người ta quay lại lần sau chính là chả cua. Chả cua được làm từ thịt băm nhuyễn cùng thịt cua xé, trộn đều và nhồi vào chiếc mai cua, nướng lên thơm lừng. Món này có độ xốp nhẹ, màu sắc rất bắt mắt, vừa ngon, vừa lạ vị.

Tuy chỉ bán vào buổi sáng cùng vài chiếc bàn nho nhỏ nhưngkhông khi nào quán này vắng khách. Ngoài ra, món bò kho cũng được xem là món độc đáo đáo thứ 2 tại quán, dù thường được bán kèm với bánh mì nhưng nhiều khách vẫn thích ăn cùng cơm tấm.

Những quán cơm tấm gia truyền đặc biệt ở TP HCM - Ảnh 6.

Cơm tấm chả cua tại quán Hiền Vương có giá 25.000 - 55.000 đồng

"Món chả cua của quán đặc biệt nhờ vị béo của bơ, thịt cua được xé nhuyễn trộn chung với thịt heo cùng một số gia vị, sau đó đem hấp và được chiên lại vàng đều, nên là hương vị rất đậm đà, thơm ngon, thực khách đến đây rất là thích món chả cua này!" - anh Huỳnh Minh Lộc, chủ quán chia sẻ.

Theo Người Lao Động

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Canh chua và văn hóa chống nóng

Canh chua và văn hóa chống nóng

Miền Tây Nam Bộ gần xích đạo nên rất nóng, đặc biệt năm nay, tình hình này lại kéo dài và gay gắt hơn các năm trước. Trong lĩnh vực ẩm thực, người xưa có nhiều cách đối phó với thời tiết nắng nóng. Nắng nóng (dương) cần có nước (âm) để quân bình lại. Một trong những món ăn điển hình là canh chua.

Cháo sườn, một phần ký ức của người Hà thành

Cháo sườn, một phần ký ức của người Hà thành

Cùng với những món ăn đặc sản Hà Nội như chả cá, phở cuốn, bún chả… thì món cháo sườn cũng trở nên rất quen thuộc, trở thành một phần trong ký ức của mỗi người Hà thành.

TP.HCM đẩy mạnh phát triển du lịch đêm và du lịch cộng đồng

TP.HCM đẩy mạnh phát triển du lịch đêm và du lịch cộng đồng

Từ những kết quả tích cực của quý I/2024 và lễ 30/4 - 1/5, ngành du lịch TP.HCM tiếp tục triển khai sản phẩm du lịch đặc trưng, thúc đẩy sản phẩm du lịch ban đêm, đường thủy và du lịch cộng đồng trong quý II/2024.

Doanh thu du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu đợt lễ tăng 12,5%

Doanh thu du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu đợt lễ tăng 12,5%

Bà Rịa - Vũng Tàu đón khoảng 630.000 lượt du khách trong 5 ngày nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay, tăng 25% so với năm ngoái; doanh thu du lịch đợt này ước đạt gần 670 tỉ đồng, tăng 12,5%, theo Sở Du lịch tỉnh.

TP.HCM đón nhiều khách đến chơi lễ, ngành du lịch phấn chấn

TP.HCM đón nhiều khách đến chơi lễ, ngành du lịch phấn chấn

Dù nắng nóng, lượng khách đến TP.HCM vui chơi dịp lễ 30/4 - 1/5 tăng so với năm ngoái. Các dịch vụ lưu trú, nhà hàng, khách sạn đều ghi nhận kết quả khả quan trong 5 ngày nghỉ lễ.

Bí quyết trồng thanh trà ngọt của lão nông ở miền Tây

Bí quyết trồng thanh trà ngọt của lão nông ở miền Tây

Lần đầu tiên làm nghịch vụ, lão nông Huỳnh Văn Cập đã bán toàn bộ số lượng thanh trà ngọt cho siêu thị với giá 160.000 đồng/kg.