Theo Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn đã ban hành, nhiều dự án nằm trong diện sẽ được hưởng chính sách hỗ trợ 500 triệu đồng/dự án.
Trong những năm qua, thành quả đạt được trong xây dựng nông thôn mới của tỉnh Điện Biên, có đóng góp không nhỏ của các cấp Hội Nông dân trên địa bàn.
Những năm qua, được sự quan tâm đầu tư của nhà nước, việc đầu tư giao thông, điện và trường học ở huyện vùng cao Bảo Lạc (tỉnh Cao Bằng) đã được chú ý. Tuy nhiên hiện vẫn có nhiều thôn, bản tại các xã vùng sâu, vùng xa của huyện này chưa có điện lưới quốc gia.
Trong quá trình xây dựng nông thôn mới tại huyện Củ Chi, ngoài sự nỗ lực của chính quyền còn có sự chung tay của nhân dân, lực lượng vũ trang và các đoàn thể trên địa bàn huyện.
Nghề nuôi chim yến lấy tổ tại huyện Cần Giờ, TP.HCM xuất hiện khá lâu. Đưa yến sào Cần Giờ thành thương hiệu của TP, vừa gia tăng giá trị sản phẩm, vừa đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế địa phương đang là mong mỏi và kỳ vọng lớn của huyện nông thôn mới này.
Cá cảnh là vật nuôi chủ lực của TP.HCM. Nghề nuôi cá cảnh được TP.HCM xếp vào danh mục những ngành nghề nông thôn mới đem lại giá trị kinh tế cao.
Nhiều nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp tại các huyện nông thôn mới TP.HCM mong được tạo điều kiện tiếp cận nguồn vốn, tín dụng lãi suất ưu đãi từ ngân hàng để phát triển sản xuất, tạo việc làm cho người lao động địa phương.
Về xã Ẳng Nưa, huyện Mường Ảng (Điện Biên) hôm nay, những con đường đất nhỏ hẹp trước kia đã được thay bằng đường bê tông phẳng lì nối dài giữa các bản; những nương lúa, nương ngô kém hiệu quả đã chuyển đổi trồng cà phê, cây ăn quả xanh mướt. Sự thay đổi đó bắt nguồn từ sức lan tỏa việc xây dựng NTM trên địa bàn xã.
Hoa lan được xem là loại hoa nữ hoàng, đang giúp nhiều nông dân các huyện nông thôn mới TP.HCM làm giàu, thu tiền tỷ mỗi năm. Hoa lan phù hợp định hướng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị đang được TP.HCM khuyến khích phát triển.
Ðiện Biên Ðông có xuất phát điểm thấp trong xây dựng NTM, nhất là về hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn, kinh tế - xã hội gặp nhiều khó khăn. Khi mới triển khai xây dựng NTM, tất cả các tiêu chí đều không đạt. Sau nhiều năm, với nguồn lực hỗ trợ của nhà nước, NTM Điện Biên Đông đã có nhiều thay đổi.