“Lần đó, tôi thả nuôi thử 3.000m2 diện tích ao đất với số lượng 10.000 con giống. Cá giống được tôi mua ở TP. Cần Thơ với giá 9.000 đồng/con.
Tuy nhiên, do chưa xử lý tốt các hang hốc trong đáy ao đất nên lượng cá nuôi bị hao hụt nhiều, số lượng cá trong ao không còn được bao nhiêu.
Đến lần thứ 2, tôi rút kinh nghiệm, lấp kỹ các hang hốc dưới ao đất trước khi thả con giống nuôi. Nhờ rút kinh nghiệm từ lần thất bại trước và chịu khó tìm hiểu kỹ thuật nuôi trên sách, báo và Internet nên vụ tiếp theo, tôi nuôi rất thành công” - ông Khởi chia sẻ.
Theo ông Khởi, vụ thứ 2 ông thả nuôi 20.000 con giống, sau 1 năm xuất bán được 4 tấn (cá thương phẩm), còn 2 tấn cá giữ lại để ương giống vụ tiếp theo. Với trọng lượng cá lớn đạt khoảng 3 con/kg, ông bán được giá trung bình 260.000-290.000 đồng/kg.
Ông Khởi cho biết, cá chạch lấu nuôi khoảng 8-9 tháng có thể xuất bán nhưng để cá đạt chất lượng tốt nhất phải nuôi trong khoảng thời gian 12 tháng, lúc đó sẽ có giá bán cao hơn.
Cá chạch lấu dễ nuôi, mang đến nguồn thu nhập cao, chỉ cần đảm bảo chất lượng nguồn nước và nhiệt độ trong ao nuôi. Song, chất lượng cá giống khi thả nuôi rất quan trọng. Tốt nhất là khi thả nuôi, cá giống đạt khoảng 300-500 con/kg.
“Theo tôi, cá chạch lấu nuôi không khó, quan trọng người nuôi cần nắm vững kỹ thuật xử lý ao đất ban đầu để tránh tình trạng bị hao hụt. Đây là loại cá ít bệnh nên người nuôi cũng đỡ vất vả” - ông Khởi nhiệt tình chia sẻ.
Theo lời ông Khởi, công đoạn trước khi thả nuôi là phải vệ sinh đáy ao sạch sẽ. Cần tát cạn ao và nạo vét hết lớp bùn đáy dưới ao, bón vôi khử trùng với số lượng từ 7-10kg/100m2 mặt ao. Sau đó, phơi đáy ao từ 2-3 ngày mới cấp nước vào ao qua lưới lọc.
Sau khi vệ sinh, bơm nước vào, cần chờ cho nhiệt độ trong ao ổn định, khoảng 6 ngày sau mới thả cá vào nuôi. Trong quá trình nuôi cá chạch lấu, lượng ô-xy trong ao rất quan trọng.
Vì vậy, cần có máy sục khí hoặc quạt nước để tăng cường ô-xy cho cá. Kiểm tra ao vào buổi sáng trong lúc cho cá ăn, nếu phát hiện các hiện tượng bất thường của cá và môi trường nuôi cần phải tiến hành xử lý ngay, tránh gây hậu quả nghiêm trọng.
Thay nước ao nuôi thường xuyên để đảm bảo nguồn nước sạch nhất. Mỗi lần chỉ thay tối đa 1/3 lượng nước trong ao đất.
Với cá nhỏ, người nuôi cần cho ăn 2 lần/ngày. Khi cá lớn, chỉ cần cho ăn 1 lần/ngày. Trong môi trường nuôi ao đất, ông Khởi cho cá ăn thức ăn công nghiệp là chủ yếu. Dù vậy, theo đánh giá của thương lái, thịt cá chạch lấu vẫn dai, thơm và không hề bị hôi rong.
Mặc dù là loài cá nuôi có sức đề kháng cao, ít bệnh nhưng cá chạch lấu vẫn có khả năng mắc một số bệnh do môi trường nuôi ô nhiễm, như: nấm, ký sinh trùng, bệnh đường ruột.
Cách phòng bệnh hữu hiệu nhất vẫn là đảm bảo môi trường nuôi sạch, bổ sung Vitamin C, kết hợp thay nước định kỳ trong ao đất, tạo môi trường sống thuận lợi nhất cho cá phát triển.
Gia đình ông Khởi hiện đang bước vào đợt thu hoạch thứ 2, nhưng do ảnh hưởng dịch bệnh COVID-19, giá thương lái thu mua còn khoảng 240.000 đồng/kg, số lượng thu mua mỗi đợt cũng không nhiều.
“Mong dịch bệnh sớm qua đi, để mọi thứ ổn định hơn. Bởi, cá chạch lấu là loại cá tiềm năng, dễ nuôi và giá bán thường cao, dễ dàng mang đến cuộc sống ổn định cho người nuôi” - ông Khởi bộc bạch.
Anh Nguyễn Bá Sang (cán bộ kỹ thuật thủy sản xã Phú Thuận, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang) cho biết, địa phương hiện có khoảng 5,5ha nuôi cá chạch lấu trong ao đất với 4 hộ nuôi. Đây là loại cá mang lại nguồn thu nhập ổn định, không đòi hỏi kỹ thuật chăm sóc cao.
Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 nên gần đây, sức mua của thương lái giảm. Địa phương đang liên hệ các doanh nghiệp chuyên thu mua mặt hàng thủy sản, ưu tiên thu mua cá chạch lấu thương phẩm giúp bà con vượt qua khó khăn trong mùa dịch bệnh.
TP.HCM vừa ghi nhận thêm 1 trường hợp bé gái tử vong do mắc sởi. Trước tình hình đó, địa phương sẽ tiếp tục rà soát, đầy nhanh việc tiêm vaccine cho trẻ từ 6 đến dưới 9 tháng tuổi để kiểm soát dịch sởi.
Bị cáo Trương Mỹ Lan tham gia nhiều hành vi phạm tội, một lúc phạm nhiều tội, xâm phạm nghiêm trọng tới hoạt động tài chính ngân hàng. Cấp sơ thẩm tuyên phạt mức án tử hình là đúng người, đúng tội, tương xứng với hành vi phạm tội của bị cáo này.
TP.HCM triển khai kế hoạch sắp xếp lại đơn vị hành chính, giảm 39 phường, nhằm tinh gọn bộ máy và nâng cao hiệu quả quản lý, đảm bảo hoàn thành trước ngày 30/6/2025.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu vùng Đông Nam Bộ phải tiếp tục làm mới lại 3 động lực tăng trưởng. Trong đó tập trung vào đầu tư công, lấy đầu tư công dẫn dắt, động lực thứ 2 là xuất khẩu, động lực thứ 3 là tiêu dùng.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, Việt Nam không thể phát triển tốt nếu không đẩy mạnh phát triển ngành logistics để cạnh tranh tốt hơn với quốc tế. Vì vậy, phải thực hiện hàng loạt giải pháp.
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh năm 2025 phải ưu tiên cho tăng trưởng, phấn đấu tăng trưởng GDP đạt khoảng 8%, hoàn thành ít nhất 3.000 km đường bộ cao tốc.