Đà phục hồi của kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ tiếp tục trong 6 tháng cuối năm 2024 để duy trì tăng trưởng GDP nhưng cần phải thận trọng vì tình hình thế giới tiếp tục bất ổn.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa công bố dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 02 quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ đến hết năm 2024 thay vì chỉ đến cuối tháng 6/2024.
Việc đồng USD sẽ giảm giá trước đợt cắt giảm lãi suất của Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) vào tháng 6/2024 sẽ mang lại sự phục hồi nhẹ cho tiền đồng của Việt Nam, theo dự báo mới nhất của ngân hàng UOB Singapore.
HSBC nói Việt Nam sẽ lấy lại mức tăng trưởng 6% trong năm 2024, khi nền kinh tế đang phục hồi theo đúng tiến độ. Điểm sáng đáng chú ý là vốn FDI mới đổ vào sản xuất đã tăng lên mức cao mới, đạt trên 15 tỷ USD, và 80% trong số này tập trung vào lĩnh vực sản xuất.
Trải qua một năm đầy sóng gió, thị trường bất động sản tại Việt Nam hiện nay đã qua khỏi giai đoạn khó khăn nhất.
Nhiều tổ chức thế giới mới đưa ra dự báo lạc quan cho GDP Việt Nam năm 2024 với mức tăng trưởng kỳ vọng từ 6% trở lên nhờ kinh tế đang hồi phục. Riêng Ngân hàng Thế giới và Quỹ tiền tệ Quốc tế tỏ ra thận trọng hơn với dự báo dưới 6%.
Nếu người dân không đủ điều kiện được bồi thường đất ở thì được bố trí tái định cư tại các chung cư. Số căn hộ chung cư này tập trung ở Bình Chánh, Quận 12 hoặc TPThủ Đức. Đặc biệt, tùy vào điều kiện mà người dân có thể lựa chọn nơi tái định cư phù hợp.
Bước vào mùa đại hội cổ đông năm nay, trong số 15 ngân hàng công bố kế hoạch kinh doanh nhưng có tới 10 đơn vị chỉ đặt mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận năm 2023 thấp hơn năm 2022…
Dưới sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt của Chính phủ, Bộ Công Thương đã triển khai hàng loạt các chương trình xúc tiến thương mại (XTTM) để hỗ trợ DN kết nối tiêu thụ sản phẩm, đẩy mạnh xuất khẩu, mở rộng thị trường.
Phó Thống đốc Phạm Thanh Hà nhấn mạnh, thời gian tới, NHNN sẽ tiếp tục điều hành chủ động, linh hoạt, đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ để kiểm soát lạm phát; góp phần ổn định vĩ mô, hỗ trợ phục hồi kinh tế; sẵn sàng can thiệp thị trường tiền tệ, ngoại hối để đáp ứng nhu cầu thanh khoản của tổ chức tín dụng.