Quảng Ngãi đốc thúc hoàn thành tu bổ, tôn tạo các hạng mục chính di tích quốc gia đặc biệt
Nga Trinh
08/02/2025 4:15 PM (GMT+7)
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Ngãi Trần Hoàng Tuấn yêu cầu đến trước ngày 1/3/2025, phải hoàn thành tu bổ, tôn tạo và đưa vào hoạt động các hạng mục chính của di tích quốc gia đặc biệt Địa điểm về cuộc khởi nghĩa Ba Tơ.
Chiều
8/2, thông tin từ UBND tỉnh Quảng Ngãi cho biết, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh
Trần Hoàng Tuấn, đã có chỉ đạo và yêu cầu các cấp, ngành liên quan, khẩn trương
hoàn thành tu bổ, tôn tạo và đưa vào hoạt động các hạng mục chính của di tích quốc
gia đặc biệt Địa điểm về cuộc khởi nghĩa Ba Tơ.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Trần Hoàng Tuấn, đã có chỉ đạo và yêu cầu các cấp, ngành liên quan, khẩn trương hoàn thành tu bổ, tôn tạo và đưa vào hoạt động các hạng mục chính của di tích quốc gia đặc biệt Địa điểm về cuộc khởi nghĩa Ba Tơ.Ảnh: KG
Lãnh
đạo chính quyền Quảng Ngãi nêu rõ, vào tháng 3/2023, UBND tỉnh đã phê duyệt báo
cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng công trình: Tu bổ, tôn tạo, chống xuống cấp
di tích quốc gia đặc biệt Địa điểm về cuộc khởi nghĩa Ba Tơ, với hạng mục đầu
tư chính tại các điểm di tích, gồm Chòi canh Suối Loa; Bãi Hang Én và Nhà đồng
chí Trần Quý Hai.
Chòi canh Suối Loa, thuộc thôn Suối Loa, xã Ba Động. Ảnh nguồn Trường TH & THCS Ba Lế, huyện Ba Tơ.Theo tài liệu lịch sử, sau kế hoạch đánh chiếm Đồn Ba Tơ bằng kỳ tập không thành vào trưa 11/3/1945, Tỉnh ủy lâm thời Quảng Ngãi đã quyết định họp khẩn cấp tại chòi canh Suối Loa để kiểm điểm, đánh giá tình hình và chuyển hướng kế hoạch giành chính quyền tại huyện lỵ Ba Tơ. Hội nghị đã nghiêm khắc phê phán kiểm điểm thái độ hữu khuynh, bỏ lỡ cơ hội, yếu tố bất ngờ của cuộc khởi nghĩa và chủ trương tiến hành khởi nghĩa chưa có sự chỉ huy chặt chẽ. Qua những sự việc xảy ra, Hội nghị quyết định phát động quần chúng chung quanh quận lỵ Ba Tơ, nổi dậy vũ trang giành Chính quyền ngay trong buổi chiều ngày 11/3/1945 và thành lập Ban lãnh đạo khởi nghĩa trực tiếp chỉ huy cuộc khởi nghĩa, do đồng chí Phạm Kiệt làm chỉ huy trưởng, đồng chí Nguyễn Đôn làm Chính trị viên, đồng chí Nguyễn Khoách làm chỉ huy phó. Cuộc họp trưa ngày 11/3/ tại chòi canh Suối Loa, xã Ba Động là một cuộc họp quan trọng, thể hiện sự chỉ đạo kịp thời của Tỉnh ủy Lâm thời Quảng Ngãi, về việc quyết định tiến hành khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền tại huyện lỵ Ba Tơ vào đêm 11/3/1945 và đã giành được thắng lợi.
Tuy nhiên qua kiểm tra thực tế tại hiện trường, hiện các hạng mục công trình này chưa hoàn thành việc bàn giao đưa vào sử dụng.
Bãi Hang Én. Ảnh nguồn Trường TH & THCS Ba Lế, huyện Ba Tơ.Bãi Hang Én nằm ở tổ dân phố Bắc Hoàng Đồn, thị trấn Ba Tơ, huyện Ba Tơ.
Theo tài liệu lịch sử, đêm 14/3/1945 trên đường chuyển quân lên vùng núi Cao Muôn xây dựng chiến khu kháng Nhật, Đội du kích Ba Tơ gồm 28 chiến sĩ, do đồng chí Phạm Kiệt chỉ huy đã dừng chân tại bãi Hang Én để làm lễ tuyên thệ. Trước cờ đỏ sao vàng, các chiến sĩ du kích Ba Tơ đã tuyên thệ “Hy sinh vì Tổ quốc” và nguyện hiến dâng cả đời cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc.
Địa điểm Hang Én nay đã trở thành địa danh lịch sử, gắn liền với lịch sử cuộc khởi nghĩa Ba Tơ.
Vì
vậy để phát huy giá trị văn hóa, lịch sử của Di tích; thúc đẩy du lịch, phát
triển kinh tế - xã hội của địa phương và phục vụ các hoạt động trong dịp kỷ
niệm 80 năm Ngày khởi nghĩa Ba Tơ (11/3/1945 - 11/3/2025), yêu cầu Sở VH TT&DL
(chủ đầu tư dự án) khẩn trương rà soát việc triển khai thực hiện đầu tư xây dựng
các công trình thuộc dự án.
Nhà đồng chí Trần Quý Hai.Ảnh nguồn Trường TH & THCS Ba Lế, huyện Ba Tơ.Theo tài liệu lịch sử, Nhà đồng chí Trần Quý Hai, nằm ở thôn Tài Năng, thị trấn Ba Tơ.
Ngôi nhà của đồng chí Trần Quí Hai do các chiến sĩ Cách mạng tù An trí xây dựng vào tháng 11/1944 tại khu vực vườn nhà ông Tài. Tại đây, sau khi nhận được tin Nhật đảo chính Pháp ở Quảng Ngãi, đêm ngày 10/3/1945, Tỉnh ủy Lâm thời Quảng Ngãi đã triệu tập cuộc họp cấp tốc, dưới sự chủ trì của đồng chí Trương Quang Giao và các thành viên Trần Lương, Trần Quí Hai, Phạm Kiệt, Nguyễn Đôn, Nguyễn Khoách… Hội nghị đã quyết định Khởi nghĩa giành chính quyền tại Châu lỵ Ba Tơ bằng “Biện pháp kỳ tập” bất ngờ nổi dậy cướp đồn Khố Xanh, rồi tràn sang đánh chiếm Nha Kiểm lý. Hội nghị cũng đã quyết định thành lập Ban khởi nghĩa, gồm các đồng chí Nguyễn Đôn, Phạm Trần Lương, Trần Quý Hai, do đồng chí Trương Quang Giao làm Trưởng ban. Địa điểm ngôi nhà đồng chí Trần Quý Hai nay đã trở thành địa danh lịch sử, nơi triệu tập Hội nghị lịch sử quan trọng, chuẩn bị về tổ chức, về lực lượng của Tỉnh ủy lâm thời Quảng Ngãi cho cuộc khởi nghĩa Ba Tơ thắng lợi, tạo tiền đề mạnh mẽ cho cao trào kháng Nhật cứu nước của nhân dân Quảng Ngãi giành chính quyền trong Cách mạng tháng 8 năm 1945.
Hoàn
thành, nghiệm thu bàn giao các hạng mục công trình theo đúng thủ tục quy định đề
đưa vào khai thác sử dụng, phát huy hiệu quả đầu tư dự án trước ngày 1/3/2025.
Từ cận Tết cổ truyền Ất tỵ 2025 đến nay, trước sự tác động của nhiều đợt thời tiết xấu, đã ảnh hưởng như thế nào đến thu hút khách du xuân, đặc biệt là đảo Lý Sơn, PV Dân Việt đã trao đổi với chính quyền sở tại và BQL cảng Sa Kỳ - Lý Sơn.
Theo bậc cao niên trong làng, lễ hội đua thuyền Tịnh Long, TP.Quảng Ngãi có từ xa xưa, do một người phụ nữ trong làng khởi xướng và tổ chức, để người dân trong làng vui chơi trong những ngày tết cổ truyền….
Có chiều cao lên đến 125m, tượng Phật Quan Âm nằm trên đỉnh núi Thiên Mã – Chùa Minh Đức, Khu Văn hóa Thiên Mã, TP. Quảng Ngãi là tượng Phật Quan Âm cao nhất Đông Nam Á.
Trong 9 ngày nghỉ Tết Nguyên đán (từ 25/1-2/2) tức từ ngày 26 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ), du lịch Hà Nội đón khoảng 1 triệu lượt khách, tăng 6% so với cùng kỳ năm trước.
Sau lễ hội đua thuyền của huyện đảo Lý Sơn, lễ hội đua thuyền truyền thống xã Tịnh Long, TP.Quảng Ngãi, được chính thức công nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia của tỉnh Quảng Ngãi.
Từ cận Tết cổ truyền Ất tỵ 2025 đến nay, trước sự tác động của nhiều đợt thời tiết xấu, đã ảnh hưởng như thế nào đến thu hút khách du xuân, đặc biệt là đảo Lý Sơn, PV Dân Việt đã trao đổi với chính quyền sở tại và BQL cảng Sa Kỳ - Lý Sơn.
Theo bậc cao niên trong làng, lễ hội đua thuyền Tịnh Long, TP.Quảng Ngãi có từ xa xưa, do một người phụ nữ trong làng khởi xướng và tổ chức, để người dân trong làng vui chơi trong những ngày tết cổ truyền….
Có chiều cao lên đến 125m, tượng Phật Quan Âm nằm trên đỉnh núi Thiên Mã – Chùa Minh Đức, Khu Văn hóa Thiên Mã, TP. Quảng Ngãi là tượng Phật Quan Âm cao nhất Đông Nam Á.
Trong 9 ngày nghỉ Tết Nguyên đán (từ 25/1-2/2) tức từ ngày 26 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ), du lịch Hà Nội đón khoảng 1 triệu lượt khách, tăng 6% so với cùng kỳ năm trước.
Sau lễ hội đua thuyền của huyện đảo Lý Sơn, lễ hội đua thuyền truyền thống xã Tịnh Long, TP.Quảng Ngãi, được chính thức công nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia của tỉnh Quảng Ngãi.