Những năm trước, giá cá bớp thường chỉ dao động từ 110.000 – 130.000 đồng/kg, có năm chỉ còn 80.000 đồng/kg, nhưng năm nay giá thấp nhất mà các hộ nuôi bán cho thương lái là 180.000 đồng/kg, lúc đỉnh điểm lên đến 220.000 đồng/kg.
Theo các hộ nuôi cá bớp lồng bè ở Lý Sơn, năm nay, ngoài giá cao, thời tiết tương đối thuận lợi, cá ít bị dịch bệnh, phát triển nhanh nên hầu hết các hộ đều có lãi từ vài trăm triệu đồng đến vài tỷ đồng.
Tuy nhiên năm nay, do giá cao nên các chủ lồng bè quyết định xuất bán sớm trước 2 tháng nên mỗi con chỉ nặng từ 6 – 7kg.
Trò chuyện cùng phóng viên Dân Việt, anh Huỳnh Ngọc Thảo (trú tại Đông An Hải, huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) cho biết, năm 2017, anh bắt đầu nuôi cá bớp, những năm đầu, do vốn ít, kinh nghiệm chưa nhiều nên anh nuôi chỉ 30 lồng cá bớp.
Theo thời gian, mô hình phát triển tốt anh đã tăng lên 50 lồng nuôi mỗi năm, thông thường giá cá bớp khoảng 110.000-130.000 đồng/kg, năm nay giá cá bớp tăng thêm trên 50.000 đồng/kg, những hộ nuôi cá ở Lý Sơn rất phấn khởi.
Anh Thảo cho biết thêm, vụ nuôi năm nay, gia đình anh đầu tư khoảng 2 tỷ đồng để thả nuôi 50 lồng cá bớp. Đến thời điểm này, anh đã xuất bán được 12 tấn cá, dự kiến đến cuối năm sẽ tăng lên khoảng 20 tấn.
"Tính trung bình mỗi kg cá thương phẩm từ lúc nhỏ đến thu hoạch đầu tư hết 100.000 đồng thì mỗi con cá tôi bán ra với trọng lượng từ 5 – 6kg cũng lãi từ 400.000 – 500.000 đồng. Vậy nên, nếu từ nay đến cuối năm nếu giá cả không có gì thay đổi thì gia đình tôi có lợi nhuận trên 1,5 tỷ đồng", anh Thảo dự tính.
Không những làm kinh tế hiệu quả, mô hình nuôi cá bớp trên biển của anh Thảo còn giải quyết việc làm cho 5 lao động, với thu nhập 10 triệu đồng/người/tháng.
Được biết, giá cá bớp tăng cao đột biến như hiện nay là do các hoạt động đã trở lại ổn định, nhất là thị trường du lịch đã mở cửa trở lại, hoạt động nhà hàng, khách sạn đã đi vào hoạt động nên nhu cầu thị trường rất lớn.
Việc giao thương, vận chuyển hàng hóa cũng thuận lợi hơn nên thương lái tìm đến thu mua liên tục, sản phẩm có bao nhiêu cũng đều tiêu thụ hết.
Lãi từ vài trăm triệu đồng đến vài tỷ/năm nhờ nuôi cá
Cạnh lồng của anh Thảo, một hộ khác nuôi cá bớp, tôm hùm hiệu quả không kém, đó là hộ anh Huỳnh Văn Nam, đến thăm mô hình của anh Nam, được anh Nam cho biết, gia đình anh bắt đầu nuôi cá bớp từ năm 2015 đến nay nhưng chưa thấy năm nào giá cao như năm nay.
"Năm nay, gia đình tôi thả nuôi 30 lồng cá bớp, ngoài ra còn nuôi thêm tôm hùm. Từ đầu năm đến nay cũng bán được khoảng hơn 8 tấn cá thương phẩm. Sau khi trừ tất cả chi phí cũng lãi trên dưới 800 triệu đồng", anh Nam vui mừng nói.
Anh Nam chia sẻ, để có được cơ ngơi như ngày hôm nay, gia đình anh nhận được sự giúp đỡ rất lớn của chính quyền địa phương, các hội đoàn thể. Đặc biệt là thời gian qua nhờ nguồn vốn vay của Ngân hàng Agribank Chi nhánh huyện Lý Sơn đã tạo điều kiện cho anh vay vốn để mở rộng quy mô nuôi cá lồng bè…
"Giá cá bớp năm nay tăng cao bà con mừng lắm, nhất là hai năm vừa rồi ảnh hưởng dịch Covid-19, làm ăn gặp nhiều khó khăn, năm nay các hộ ở đây đều có lãi, nhiều hộ nuôi quy mô lớn lãi "khủng"…", anh Nam bày tỏ.
Ông Đặng Tấn Thành, Phó Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn cho biết, thời gian qua, được sự quan tâm của các cơ quan, ban ngành và chính quyền địa phương người dân Lý Sơn đã mạnh dạn đầu tư phát triển các mô hình kinh tế chăn nuôi, trồng trọt, tiêu biểu phải kể đến mô hình nuôi cá lồng bè.
Việc được đầu tư bài bản, mô hình đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, người dân yên tâm bám biển, hăng say lao động sản xuất. Nhờ đó, bộ mặt huyện đảo Lý Sơn ngày càng đổi mới.
"Hiện nay, người dân làm nghề nuôi trồng thủy sản trên đảo cũng có thu nhập rất khá. Toàn huyện có hơn 50 hộ nuôi có quy mô, trung bình mỗi năm một hộ dân có thu nhập từ 500 đến 700 triệu đồng, một số hộ tiêu biểu lãi vài tỷ đồng sau khi trừ hết các chi phí.
Chiến lược của huyện thời gian tới về ngành thủy sản sẽ phát triển theo hướng bảo tồn, chúng tôi cũng tuyên truyền cho bà con nâng cao ý thức về giữ gìn môi trường biển, bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại huyện đảo…".
Theo Bộ Công Thương, nếu Nhà nước không có công cụ kiểm soát giá xăng dầu, sẽ có thể gây thiếu hụt, đứt gãy nguồn cung và hiện tượng thiếu hàng, sốt giá ở vùng sâu, vùng xa.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Sở Công Thương TP.HCM yêu cầu các đơn vị tăng cường biện pháp quản lý giá, đảm bảo cung cầu hàng hóa, ổn định thị trường các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu trên địa bàn dịp cuối năm 2024 và dịp Tết.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hôm nay 18/11 nối lại việc bán vàng miếng SJC ra thị trường thông qua 4 ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước và công ty SJC; giá bán là 83,5 triệu đồng/lượng.
Vàng miếng lẫn vàng nhẫn tại nhiều cửa hàng TP.HCM sáng nay hết sạch. Trong khi đó, các công ty tăng mạnh giá mua vào để thu hút vàng từ người dân.
Giá vàng thế giới đang ở vùng thấp nhất tính từ giữa tháng 9 trong bối cảnh đồng USD và tiền điện tử (cụ thể là Bitcoin) tăng giá mạnh từ khi ông Donald Trump -- người ủng hộ tiền điện tử -- đắc cử tổng thống Mỹ ngày 6/11.