2 năm ảnh hưởng dịch Covid-19 đã khiến việc đi lại, về quê ăn Tết của nhiều người bị gián đoạn. Dự báo, Tết nguyên đán 2023, số lượng hành khách sẽ tăng cao đột biến vì tâm lí đi du lịch "bù" cho thời gian phải ở yên 1 chỗ vì ảnh hưởng dịch bệnh.
Hiện tại, các hãng hàng không chưa chính thức công bố mở bán vé Tết hoặc thông tin cụ thể về số chỗ dự kiến khai thác trong dịp Tết. Tuy nhiên, hành khách đã có thể đặt mua vé máy bay Tết một số chặng trên trang bán vé của các hãng.
Với tâm lí mua vé máy bay Tết sớm để săn được giá rẻ, nhiều người đã nhanh chân đặt vé trên các trang bán vé trực tuyến của các hãng. Tuy nhiên, khi nhìn thấy mức giá, nhiều người đã không giấu nổi sự ngỡ ngàng.
Chị Võ Thị Như Huỳnh (quê Thanh Hóa) cho biết 2 năm dịch gia đình chị không thể về quê thăm bố mẹ nên chị rất mong đợi dịp Tết 2023. Các năm trước, vì công việc bận rộn nên phải đến cận Tết chị mới đặt vé về quê nên thường phải chi một khoản tiền rất lớn cho việc mua vé máy bay.
Vé máy bay Tết lúc nào cũng khan hiếm, săn được vé giá rẻ còn khó khăn gấp bội phần. Rút kinh nghiệm các năm trước, thời điểm cận Tết thường "cháy" vé máy bay nên chị Huỳnh quyết tâm săn vé từ sớm.
"Còn phải nửa năm nữa mới đến Tết nhưng tôi đã vào trang web của các hãng để săn vé giá rẻ. Tuy nhiên, mức giá các hãng đưa ra khiến tôi phát "choáng". Vé mở bán sớm nhưng không hề rẻ, đắt gấp 3-4 lần ngày thường", chị Huỳnh cho hay.
Trong khi đó, anh Lê Cường (38 tuổi, quê Nam Định) cho hay kinh tế khó khăn nên tôi phải cố gắng săn vé giá rẻ để đặt vé về Hà Nội, sau đó di chuyển xe khách về Nam Định.
"Tuy nhiên, giá vé máy bay năm nay cao quá, tôi định đặt vé sớm mà phát hoảng với giá cao ngất ngưởng. Vì vậy, tôi quyết định chờ thêm một thời gian nữa để chờ các chính sách mới của các hãng, hy vọng sẽ có nhiều vé giá rẻ được tung ra thị trường", anh Cường chia sẻ.
Ngày 26/7, khảo sát của PV Dân Việt, các hãng đã mở bán vé một số chặng trong dịp Tết. Tuy nhiên, giá vé cao gấp nhiều lần so với ngày thường. Đơn cử, khảo sát chặng bay TP.HCM - Hà Nội ngày đi 16/1/2023 (tức 25 tháng Chạp) và ngày về 26/1/2023 (tức mùng 5 tháng Giêng), hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines đang mở bán vé hạng Thương gia nhiều khung giờ bay với mức giá gần 20 triệu/vé khứ hồi.
Hãng Vietjet đang bán vé cùng chặng bay trên với mức hơn 6 triệu đồng/vé khứ hồi hạng phổ thông và hơn 9 triệu đồng/khứ hồi vé hạng Skyboss.
Cùng thời gian bay trên, một chặng bay khác là TP.HCM - Thanh Hóa, hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines đang mở bán vé Thương gia với mức gần 12 triệu/vé khứ hồi. Trong khi đó, hãng Vietjet đang mở bán với mức 7,5 triệu/vé khứu hồi hạng phổ thông và 9 triệu đồng/vé khứ hồi hạng Skyboss.
Trao đổi với PV Dân Việt, đại diện một hãng hàng không cho biết dịp Tết năm nay, lượng hành khách đi lại được dự báo cũng tăng cao hơn. Chính sách bán vé của các hãng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như như cầu đi lại thực tế của hành khách, giá nhiên liệu… Bởi vậy, các hãng sẽ cân nhắc để đưa ra nhiều dải giá vé để hành khách lựa chọn.
Bên cạnh đó, vấn đề chậm - hủy chuyến của các hãng cũng là vấn đề khiến nhiều người quan tâm khi thời gian qua, nhiều hành khách phản ánh đã phải vật vã, chờ đợi hàng giờ liền ở các sân bay vì thời gian khai thác chuyến bay bị thay đổi.
Theo đó, Cục Hàng không Việt Nam cho biết trong 6 tháng đầu năm 2022, thị trường nội địa đạt 20,8 triệu khách, tăng 58,4% so cùng kỳ 2021 và tăng 12% so cùng kỳ năm 2019. Cùng với sự tăng trưởng kỷ lục này, trong bối cảnh hạ tầng hàng không còn hạn chế, nhân sự có nhiều khó khăn sau dịch Covid-19 nên số lượng chuyến bay chậm hủy cũng tăng đáng kể, đặc biệt tại Nội Bài và Tân Sơn Nhất.
Tháng 7/2022, số liệu của Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất cho thấy trong giai đoạn cao điểm hè, tổng lượng hành khách dự kiến khai thác tiếp tục vượt 122.000 lượt. Cả khách quốc nội lẫn khách quốc tế đều tăng mạnh trong thời gian qua.
Để hạn chế tình trạng chậm - hủy chuyến của các hãng, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu các cơ quan, đơn vị thực hiện khi lập kế hoạch bay hàng ngày của các hãng hàng không phải tuân thủ với slot được xác nhận và phép bay được cấp.
Cục Hàng không giao Trung tâm Quản lý luồng không lưu -Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam (VATM) kiểm tra, đối chiếu kế hoạch bay ngày với danh sách các chuyến bay được xác nhận slot của ngày kế tiếp và phép bay được cấp; từ chối cung cấp dịch vụ đối với các chuyến bay không đúng với slot được xác nhận và phép bay được cấp.
Bên cạnh đó, Cục cũng yêu cầu từ 1/8, hãng hàng gửi kế hoạch bay ngày kế tiếp cho các đơn vị quản lý hàng ngày để rà soát, đối chiếu giữa kế hoạch bay ngày với slot được xác nhận và phép bay được cấp.
Trường hợp phát hiện chuyến bay sai giờ so với slot đã được xác nhận và phép bay được cấp, Trung tâm quản lý luồng không lưu có trách nhiệm từ chối phục vụ chuyến bay và thông báo cho hãng hàng không và Cục Hàng không, trừ các trường hợp chuyến bay không phải xác nhận slot theo quy định của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam.
Để hạn chế tình trạng ùn tắc cục bộ, chậm - hủy chuyến ở sân bay, Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất cho biết sẽ tiếp tục nâng cao vai trò, chủ trì điều phối hoạt động tại Trung tâm Điều phối khai thác (AOCC), chia sẻ thông tin nhất quán tới các đơn vị nhằm chủ động phối hợp, ra quyết định kịp thời.
Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất cũng yêu cầu các hãng hàng không, đặc biệt hãng hàng không nội địa, cung cấp lịch bay chính xác nhất trong các dịp cao điểm, sản lượng hành khách dự kiến nhằm đánh giá, lập phương án cụ thể, chi tiết, triển khai đến các đơn vị khai thác tại Tân Sơn Nhất chuẩn bị sẵn lực lượng phù hợp cho từng ngày. Cảng cũng đã gửi văn bản yêu cầu các hãng hàng không báo cáo phương án đỗ tàu bay qua đêm, chấp hành đúng số lượng đã cho phép, không vượt số lượng gây ảnh hưởng đến khai thác tại Tân Sơn Nhất.
"Chúng tôi cũng tiếp tục sử dụng một phần nhà ga quốc tế khai thác cho các chuyến bay nội địa, tăng khu vực sảnh chờ trước cửa khởi hành, sử dụng dịch vụ cầu hành khách nhằm tăng cường tiện ích cho hành khách. Linh hoạt, phối hợp chặt với các hãng hàng không, đơn vị phục vụ mặt đất điều phối khai thác cửa khởi hành giữa các sảnh A, sảnh B trong các khung giờ cao điểm, tránh tình trạng ùn ứ hành khách tại nhà ga" - đại diện Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất cho biết.
Theo Bộ Công Thương, nếu Nhà nước không có công cụ kiểm soát giá xăng dầu, sẽ có thể gây thiếu hụt, đứt gãy nguồn cung và hiện tượng thiếu hàng, sốt giá ở vùng sâu, vùng xa.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Sở Công Thương TP.HCM yêu cầu các đơn vị tăng cường biện pháp quản lý giá, đảm bảo cung cầu hàng hóa, ổn định thị trường các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu trên địa bàn dịp cuối năm 2024 và dịp Tết.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hôm nay 18/11 nối lại việc bán vàng miếng SJC ra thị trường thông qua 4 ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước và công ty SJC; giá bán là 83,5 triệu đồng/lượng.
Vàng miếng lẫn vàng nhẫn tại nhiều cửa hàng TP.HCM sáng nay hết sạch. Trong khi đó, các công ty tăng mạnh giá mua vào để thu hút vàng từ người dân.
Giá vàng thế giới đang ở vùng thấp nhất tính từ giữa tháng 9 trong bối cảnh đồng USD và tiền điện tử (cụ thể là Bitcoin) tăng giá mạnh từ khi ông Donald Trump -- người ủng hộ tiền điện tử -- đắc cử tổng thống Mỹ ngày 6/11.