Những năm gần đây, việc đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi mang lại hiệu quả rõ rệt, giúp nhiều hộ dân xã Độc Lập (TP Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình) nâng cao thu nhập, vươn lên thoát nghèo.
TP.HCM sẽ nâng cấp, mở rộng đưa vào sử dụng hiệu quả từ 2 - 3 khu nông nghiệp công nghệ cao. Cụ thể, mở rộng Khu Nông nghiệp ứng dụng Công nghệ cao lĩnh vực trồng trọt, công nghệ bảo quản sau thu hoạch (quy mô 23,3ha) tại xã Phước Vĩnh An, huyện Củ Chi, TP.HCM.
Trong giai đoạn 2011 - 2021, đã có trên 24.600 lượt tổ chức, hộ dân vay vốn đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp, với tổng vốn đầu tư gần 14.000 tỷ đồng, trong đó vốn vay được hỗ trợ lãi vay hơn 8.400 tỷ đồng, ngân sách đã giải ngân hỗ trợ lãi vay trên 673 tỷ đồng.
Do tốc độ đô thị hóa diễn ra quá nhanh, diện tích đất nông nghiệp của TP.HCM những năm gần đây liên tục giảm. Giai đoạn 2010-2015, mỗi năm TP.HCM giảm khoảng 700 ha đất nông nghiệp, giai đoạn 2015-2020 mỗi năm diện tích nông nghiệp của thành phố mất thêm 1.000 ha.
Không chỉ có các vùng nuôi cá cảnh quy mô lớn, TP.HCM còn nhiều cơ sở diện tích nhỏ nhưng hiệu quả kinh tế cao. Thành phố đang triển khai nhiều giải pháp để phát triển cá cảnh trở thành sản phẩm chủ lực của nông nghiệp đô thị.
Cũng như nhiều huyện ngoại thành của TP.HCM, Hóc Môn có tốc độ đô thị hóa rất cao. Để làm nông nghiệp hiệu quả, các cấp hội nông dân những năm qua rất tích cực hỗ trợ người dân tham gia các chương trình khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.
TP.HCM đã thí điểm xây công trình phụ trợ trên đất nông nghiệp từ năm 2020 tại nhiều huyện như Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè. Với nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, chính sách này đã hỗ trợ hiệu quả phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp đô thị. Nhưng hiện nhiều nông dân đang sốt ruột lo công trình phải tháo dỡ.
Việc truyền thông để người dân hiểu đúng hơn về sản xuất nông nghiệp an toàn, đưa tin chính thống về các vi phạm, cạnh tranh thiếu lành mạnh sẽ góp phần giải “nỗi oan” cứ dùng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp là không tốt, là vi phạm.
Hàng trăm hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại xã Đăk Pne (huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum) vui mừng khi có nguồn nước sạch dẫn về tận thôn, thuận lợi trong sinh hoạt hằng ngày.
Ông Phạm Văn Hồng Hà (ấp Tân Điền, xã Lý Nhơn, huyện Cần Giờ, TP.HCM) một diêm dân ở làng muối Cần Giờ thay vì sản xuất muối truyền thống đã chuyển sang sản xuất muối trải bạt giúp tăng chất lượng và năng suất muối lên 3 – 4 lần.