Sẵn sàng hàng Tết
Liên tiếp nhiều ngày qua, Công ty Vissan huy động toàn lực làm việc ngày đêm để cung ứng thị trường Tết. Cụ thể, nguồn hàng thực phẩm tươi sống là 2.800 tấn, tăng khoảng 4% so với cùng kỳ; mặt hàng thực phẩm chế biến là 4.200 tấn, tăng khoảng 6% so với cùng kỳ.
Ngoài ra, đơn vị này còn chuẩn bị thịt heo đông lạnh khoảng 1.000 tấn dùng cho trường hợp nếu có biến động về nguồn thịt. “Đến thời điểm này, sản lượng của DN đã đáp ứng được 90% cho sản lượng Tết và sẽ duy trì sản xuất đến ngày 28 Tết, bảo đảm nguồn hàng thiết yếu trên địa bàn” - ông Phạm Văn Dũng, Phó Tổng giám đốc Công ty Vissan cho biết.
Trong khi đó, Công ty Ba Huân cho hay, đã chuẩn bị cho người dân có nồi thịt heo kho trứng theo phong tục ăn Tết truyền thống, công ty tính toán dự trữ lượng trứng đến 90% nhu cầu với giá bình ổn. “Gần Tết, chúng tôi còn có chương trình giảm giá trứng để người dân yên tâm sắm Tết” – bà Phạm Thị Huân, Tổng giám đốc Công ty Ba Huân nói.
Hàng hóa đầy quầy kệ phục vụ khách mua
Ghi nhận tại các siêu thị lớn, hàng Tết liên tục được tiếp lên quầy kệ với giá cả ổn định, nhiều chương trình khuyến mãi dành cho người tiêu dùng. Đại diện Sài Gòn Co.op cho biết, DN đã dành khoảng 6.000 tỷ đồng dự trữ hàng hóa, tập trung chủ yếu vào các mặt hàng thực phẩm, sản phẩm thiết yếu phục vụ Tết. “Người dân không lo hàng hóa tăng giá vào dịp Tết, mặc dù trong bối cảnh cuối năm vừa qua, thị trường có tăng giá” - ông Nguyễn Anh Đức, Tổng Giám đốc Sài Gòn Co.op khẳng định.
Bà Lý Kim Chi, Chủ tịch Hội Lương thực thực phẩm TP.HCM chia sẻ, hiện nay, các DN đang tích cực, sôi động chuẩn bị nguồn hàng để đưa ra thị trường. Đây là niềm hạnh phúc lớn vì qua suốt quá trình chống dịch, DN không bao giờ nghĩ rằng dịp Tết năm nay được cùng toàn dân, cùng các DN đưa ra những sản phẩm thiết yếu, nhất là với ngành lương thực, thực phẩm. Tại DN, không khí tất bật chuẩn bị Tết đang được tiến hành rất tốt, đầy khí thế.
Sức mua dần tăng
Theo các đơn vị kinh doanh, một tín hiệu tích cực hiện nay là sức mua hàng Tết đang dần tăng. Ông Trần Văn Trường, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Quốc tế Hải Sản Hoàng Gia cho rằng, dự báo cuối năm 2021, tuy tình hình dịch bệnh có khả năng vẫn chưa được kiểm soát toàn bộ, nhưng với kỳ vọng về một mùa Tết sum vầy của người dân, nhu cầu tiệc tùng và gặp gỡ vẫn sẽ tăng cao, dẫn đến sức mua các loại hải sản nói chung và hải sản cao cấp nhập khẩu nói riêng cũng sẽ tăng theo.
Do dịch bệnh, nhiều người có xu hướng ăn Tết tại nhà hơn là đi du lịch
“Nhiều khách hàng trong năm nay vẫn chưa thể đi du lịch nước ngoài, phần lớn người dân cũng đã tạo thói quen ăn uống tại nhà nên sẽ có xu hướng chọn mua hải sản chế biến sẵn giao tận nơi để dùng trong những bữa tiệc. Dự kiến sức mua hải sản trong mùa Tết năm nay sẽ tăng khoảng 200 - 300%. Do đó, bên cạnh việc chuẩn bị lượng hàng dự trữ tương ứng, chúng tôi còn đảm bảo giá cả không chênh lệch nhiều so với ngày thường để phục vụ khách hàng” – ông Trường nhìn nhận.
Đánh giá sức mua khi thành phố mở cửa trở lại, Sở Công Thương TP.HCM cho biết, nếu như tháng 10 tổng doanh số bán buôn, bán lẻ ở mức 43.000 tỷ đồng, tháng 11 là 55.000 tỷ đồng, tháng 12 dự kiến hơn đạt hơn 66.000 tỷ đồng. Để chuẩn bị cho việc cung ứng hàng tết, ngành công thương thành phố đã làm việc với các tỉnh, các DN bình ổn giá, DN chủ lực sản xuất chuẩn bị hàng tết, ở mức hơn 19.000 tỷ đồng, phục vụ dự trữ hàng.
Hàng hóa ổn định cuối năm
“Chúng tôi làm việc với các DN bình ổn và họ đã chuẩn bị 7.011 tỷ đồng để dự trữ hàng hóa trước, trong và sau tết. Đây là chương trình giữ giá ổn định một tháng trước và sau tết. Với khung chi phối khoảng 30-40% tùy mặt hàng, nó sẽ giúp giảm nhiệt sức nóng của thị trường và khi khu vực nào thiếu hụt, ví dụ như khu vực đông dân, cần tổ chức nhiều chương trình bình ổn, các DN khác cũng sẽ tham gia” – ông Bùi Tá Hoàng Vũ, Giám đốc Sở Công Thương TP.HCM thông tin.
Tên gọi của loại quả này gắn liền với một nhân vật cổ tích nổi tiếng mà ai cũng biết.
Kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước duy trì đà tăng cao sau 4 tháng đầu năm, ở cả chiều xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa.
Giá nhiều loại cá tra giống tại vùng ÐBSCL đã giảm ít nhất 15.000-20.000 đồng/kg so với cách nay khoảng 2 tháng.
Văn phòng SPS Việt Nam khuyến nghị doanh nghiệp giám sát chặt chẽ mức dư lượng hóa chất trong sản phẩm xuất khẩu sang thị trường châu Âu (EU).
So với cách nay hơn 1 tháng, giá vịt ta và vịt xiêm tại nhiều địa phương vùng ÐBSCL đã tăng bình quân khoảng 5.000 đồng/kg và đang ở mức khá cao.
Giá dầu đang chạm mức cao nhất lịch sử trên toàn thế giới, tạo ra tình trạng hoảng loạn trên thị trường. Không chỉ dầu thô tăng giá chóng mặt, dầu ăn, cụ thể là dầu cọ cũng đang sốt giá và ảnh hưởng tiêu cực tới kinh tế, chính trị thế giới.
Việc xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh theo tiêu chuẩn quốc tế là xu hướng tất yếu hiện nay, cũng là điều kiện tiên quyết để xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi. Điều đáng mừng là thời gian qua, nhiều doanh nghiệp lớn đã quan tâm, đầu tư xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh.