Với 4 tỷ cổ phiếu đang lưu hành, ước tính GVR sẽ chi 2.400 tỷ đồng trả cổ tức cho cổ đông. Thời gian dự kiến thanh toán vào ngày 28/10.
Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (Mã: GVR) vừa công bố ngày 14/10 là ngày đăng ký cuối cùng để nhận cổ tức tiền mặt tỷ lệ 6% (600 đồng/cp).
Ngày 13/10 tương ứng là ngày giao dịch không hưởng quyền.
Với 4 tỷ cổ phiếu đang lưu hành, ước tính GVR sẽ chi 2.400 tỷ đồng trả cổ tức cho cổ đông. Trong đó với việc nắm 96,77% vốn, Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp (SCIC) sẽ nhận về hơn 2.322 tỷ đồng. Thời gian dự kiến thanh toán là ngày 28/10.
Trước đó, GVR đã tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2021 thông qua kế hoạch doanh thu và lợi nhuận công ty mẹ đi ngang năm 2020, lần lượt vào mức 4.291 tỷ đồng và 3.041 tỷ đồng. Cổ tức dự chia là 6%/vốn điều lệ, tương đương số tiền bỏ ra khoảng 2.400 tỷ đồng.
Trong quý II/2021, tập đoàn ghi nhận với doanh thu thuần tăng 72% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 5.688 tỷ đồng.
GVR hạ chỉ tiêu kinh doanh, dự chi 2.400 tỷ đồng cổ tức năm 2021. Ảnh NDH
Trong kỳ, các chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp đều tăng mạnh, lần lượt 61% (đạt 103 tỷ đồng) và 95% (đạt 576 tỷ đồng), chủ yếu chi cho dịch vụ mua ngoài, vật liệu, vận chuyển, bốc xếp, chi trả cho nhân viên và các khoản khác.
Kết thúc quý II, lợi nhuận sau thuế tăng 126% lên gần 1.160 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước.
Tập đoàn cho biết nguyên nhân là giá bán các sản phẩm mủ cao su tăng, ổn định; doanh thu cho thuê hạ tầng khu công nghiệp tăng.
Bên cạnh đó, giá bán một số mặt hàng gỗ, sản phẩm công nghiệp cao su tăng giúp lợi nhuận gộp và lợi nhuận sau thuế của đa số đơn vị có vốn góp của tập đoàn cải thiện đáng kể so với cùng kỳ.
Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất quý II.
Lợi nhuận của công ty mẹ tập đoàn đạt gần 148 tỷ đồng, tăng khoảng 16% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân là giá bán các sản phẩm mủ cao su tăng, ổn định nên lợi nhuận từ các công ty TNHH MTV 100% vốn tập đoàn tăng, từ đó hạch toán lợi nhuận tập trung công ty mẹ tập đoàn từ các công ty này tăng so với cùng kỳ.
Lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu thuần của Cao su Việt Nam đạt 10.537 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế (LNTT) đạt 2.661 tỷ đồng, lần lượt tăng 77% và 174% so với cùng kỳ.
Năm 2021, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam đặt mục tiêu doanh thu 26.914 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 4.564 tỷ đồng. Như vậy sau nửa đầu năm, doanh nghiệp đã hoàn thành 39% chỉ tiêu doanh thu và 52% chỉ tiêu lợi nhuận cả năm.
Nhiều khả năng, GVR sẽ về đích đúng hạn nhờ kế hoạch tái cơ cấu. Cụ thể, tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2021, nhằm góp phần giúp Tập đoàn rà soát và cân đối các nguồn thu trong năm, GVR đã lên kế hoạch thoái vốn tại KCN Nam Tân Uyên (MCK: NTC). GVR hiện đang nắm giữ hơn 20,4% vốn tại KCN Nam Tân Uyên. Bên cạnh đó, GVR cũng sẽ tiếp tục thoái vốn CTCP Phát triển đô thị và KCN cao su Việt Nam (MCK: VRG), bán cổ phiếu thưởng của CTCP Đầu tư Sài Gòn VRG (MCK: SIP).
Ngoài ra, lãnh đạo của GVR cũng cho biết, trọng tâm giai đoạn 2021-2025 của công ty là lĩnh vực khu công nghiệp, song song, GVR sẽ tiếp tục mảng truyền thống gồm khai thác bán mủ cao su và chế biến sản xuất sản phẩm gỗ công nghiệp.
Trong dài hạn, việc định hướng chuyển đổi đất trồng cao su sang phát triển hạ tầng KCN nói trên có thể giúp GVR trở thành một trong những nhà phát triển công nghiệp lớn nhất khu vực miền Nam bên cạnh Becamex, Tín Nghĩa, Sonadezi, hay VSIP...
Tại ngày 30/6/2021, tổng tài sản của GVR là 79.341 tỷ đồng, giảm 1,1% so với hồi đầu năm, riêng tài sản dài hạn chiếm đến 72%. Tiền và các khoản tương đương tiền đạt hơn 6.575 tỷ đồng, chiếm 8,3%. Đầu tư tài chính ngắn hạn đạt 8.789 tỷ đồng, chiếm 11%.
Nợ phải trả tại thời điểm cuối quý II/2021 là hơn 26.525 tỷ đồng, giảm 8% so với hồi đầu năm; trong đó, khoản vay nợ tài chính ngắn hạn là 2.259 tỷ đồng, giảm 4%.
Trên thị trường, cổ phiếu GVR tạm dừng ở 32.800 đồng chốt phiên 27/7, tăng khoảng 34% so với đầu tháng 5.
Ông Đặng Lê Nguyên Vũ vừa chính thức khai trương cửa hàng Trung Nguyên đầu tiên tại Mỹ. Vợ cũ của ông là bà Lê Hoàng Diệp Thảo đã phát triển chuỗi King Coffee tại thị trường Mỹ từ trước đó và đang tiếp tục có kế hoạch mở rộng.
Công ty CP Tập đoàn KIDO (HoSE: KDC) vừa nhận quyết định xử phạt về thuế qua thanh tra việc chấp hành pháp luật thuế trong ba năm 2020, 2021 và 2022, theo đó, KIDO bị truy thu thuế gần 18 tỷ đồng và bị phạt hành chính 3,2 tỷ đồng.
Theo kế hoạch, dự kiến từ nay đến cuối năm 2023, Công ty Xanh SM sẽ mở rộng quy mô đội xe lên đến 30.000 taxi điện và 90.000 xe máy điện.
Baemin, liên doanh giao thức ăn giữa Delivery Hero của Đức và Woowa Brothers của Hàn Quốc, đang thu hẹp hoạt động tại Việt Nam sau 4 năm có mặt tại thị trường này theo định hướng hợp lý hóa chiến lược kinh doanh từ ông lớn châu Âu.
Thành phố Hồ Chí Minh đánh giá cao, ấn tượng với sự phát triển giao thông, đô thị tại Cuba và sẵn sàng thúc đẩy hợp tác với Cuba trong lĩnh vực xây dựng, phát triển đô thị.
Tập đoàn Trung Nguyên Legend giành vị trí cao nhất trong Top 5 công ty thuộc nhóm ngành chuỗi cửa hàng cà phê, dịch vụ đồ uống, nhượng quyền năm 2023 do Vietnam Report công bố.