Thứ năm, 10/10/2024

Tết cổ truyền Trung Quốc

30/01/2022 6:30 AM (GMT+7)

Giống như Việt Nam, Trung Quốc cũng có tết cổ truyền vào mùa xuân. Tết là thời điểm đón năm mới với nhiều điều tốt lành. Người Trung Quốc coi ngày tết cổ truyền là ngày lễ lớn nhất, vì vậy mọi hoạt động ngày tết đều rất được coi trọng.

Tết Nguyên đán chính là ngày Tết cổ truyền theo âm lịch tại Trung Quốc, thường kéo dài từ ngày 8 tháng 12 âm lịch đến ngày 15 tháng giêng âm lịch.

Về nguồn gốc của ngày Tết cổ truyền Trung Quốc, sâu xa từ 4.000 năm trước, khi vua Thuấn trở thành hoàng đế, ông đã dẫn dắt thuộc hạ của mình cúng tế trước trời đất. Đó chính là ngày mồng 1 Tết ngày nay. Từ đó cứ đến ngày này, mọi người tổ chức nhiều hoạt động sôi nổi để chào đón một năm nhiều may mắn, theo thời gian các tập tục có nhiều thay đổi song vẫn giữ được nét truyền thống, chỉ thêm phần long trọng, thời gian dài hơn, có thêm hơi thở của nhịp sống hiện đại. 

Các phong tục Tết cổ truyền Trung Quốc - Ảnh 1.

Tết Nguyên đán là dịp lễ quan trọng nhất trong năm tại Trung Quốc


 Các phong tục Tết cổ truyền của Trung Quốc

Dán thần giữ cửa

Đây là một phong tục Tết cổ truyền của Trung Quốc xuất hiện từ rất lâu đời. Ban đầu, người ta làm hình nhân giữ cửa bằng gỗ đào, sau đó là các hình vẽ thần trực tiếp lên cửa hoặc là giấy dán lên. Phong tục này dựa trên truyền thuyết về 2 anh em Thân Đồ và Dư Lợi chuyên giữ cửa trừ quỷ. Hai vị thần này khi trấn giữ cửa chính sẽ đảm bảo cho gia chủ không bị quấy rầy.  

Các phong tục Tết cổ truyền Trung Quốc - Ảnh 2.

Hình ảnh 2 vị thần giữ cửa


Dán câu đối, treo chữ Phúc ngược

Ngoài thần giữ cửa, các gia đình Trung Quốc cũng thường dán câu đối đỏ. Đây là một phong tục có từ thời nhà Tống, họ treo câu đối, đèn lồng đỏ và đốt pháo ngày đầu năm mới để mong an lành. Chữ Phúc ngược cũng được treo lên với ngụ ý “Phúc đáo” (nghĩa là "Phúc đến nhà"). 

Các phong tục Tết cổ truyền Trung Quốc - Ảnh 3.

Câu đối được dán trước cửa


 

Lau dọn nhà cửa 

Tương tự như Việt Nam, việc lau dọn nhà cửa không thể thiếu khi chuẩn bị đón Tết. Mọi ngóc ngách trong ngôi nhà đều phải được bảo đảm sạch sẽ, điều này đồng nghĩa với xua đuổi những điều cũ kỹ, xui xẻo để chuẩn bị sẵn sàng cho sự khởi đầu mới. 

Mừng tuổi bằng phong bao đỏ

Vào ngày Tết cổ truyền của Trung Quốc, người lớn sẽ tặng những phong bao màu đỏ có tiền mừng tuổi cho trẻ nhỏ (bao lì xì). Ý nghĩa của phong bao này là mang tới sức khỏe dồi dào, may mắn... Cho tới ngày nay, phong tục Tết cổ truyền của Trung Quốc này thay đổi 1 chút, đó là những người trẻ cũng sẽ tặng những phong bao đỏ cho ông bà, bố mẹ, để thay lời chúc sức khỏe và bình an. 

Các phong tục Tết cổ truyền Trung Quốc - Ảnh 4.

Mừng tuổi bằng phong bao đỏ để chúc sức khỏe, may mắn


Thăm nhà người thân, bạn bè

Để gửi những lời chúc mừng năm mới tới bạn bè, người thân; người Hoa thường tới thăm nhà đầu năm. Họ tới từng gia đình, trao nhau phong bao đỏ và nói với nhau những điều vui vẻ, may mắn; thậm chí là ở lại cùng nhau dùng cơm thân mật. Ở một số vùng, hoạt động này có thể kéo dài vài ngày. 

Các phong tục Tết cổ truyền Trung Quốc - Ảnh 5.

Thăm ông bà, cha mẹ, họ hàng, bạn bè... vào đầu năm mới để gửi tới họ những lời chúc tốt đẹp


 

Tham gia hội hoa đăng

Lễ hội đèn lồng (hội hoa đăng) chính là vào ngày Tết nguyên tiêu 15/1 âm lịch - ngày cuối cùng của mùa hội xuân. Vào thời cổ đại, những chiếc đèn lồng này sẽ được làm bằng giấy hoặc lụa sau đó đặt nến bên trong. Ngày nay, các loại vật liệu phong phú hơn nhưng ngắm đèn lồng, xem đua thuyền, ăn bánh trôi trong ngày tết nguyên tiêu... vẫn là những phong tục Tết cổ truyền của Trung Quốc được lưu giữ.  

Các phong tục Tết cổ truyền Trung Quốc - Ảnh 6.

Thả hoa đăng vào Tết Nguyên Tiêu


Các món ăn trong ngày Tết của người Hoa

Thực đơn ngày Tết của người Trung Quốc cực kỳ phong phú, đa phần là các loại bánh. 

Các phong tục Tết cổ truyền Trung Quốc - Ảnh 7.

Các món ăn thường thấy trong bữa cơm Tết của người Trung Quốc


Bữa tối đêm giao thừa có ý nghĩa rất quan trọng bởi đây là bữa ăn đoàn tụ, bữa ăn cuối của năm cũ. Dù các loại thực phẩm đã được chuẩn bị từ rất lâu trước đó nhưng đa phần là chế biến ngay vào ngày này. Trong mâm cơm ấy không thể thiếu cá hấp (ngụ ý dư thừa của cải), mỳ trường thọ (mong ước sức khỏe sống thọ), bánh sủi cảo cùng nhiều món ăn truyền thống khác. 

Các phong tục Tết cổ truyền Trung Quốc - Ảnh 8.

Ăn mỳ trường thọ mong sức khỏe, sống thọ


Ngoài ra, các ngày khác trong bữa ăn thường có bánh tổ (Nian Gao). Loại bánh này được làm từ gạo nếp loại tốt, cùng với đường và một chút gừng tươi; ăn chiếc bánh này truyền tải mong ước các thành viên trong gia đình lúc nào cũng luôn kết dính, gắn bó với nhau bền vững. Phiên âm Nian Gao còn mang ý nghĩa chỉ sự thịnh vượng, tiến bộ, luôn đi lên. 

Các phong tục Tết cổ truyền Trung Quốc - Ảnh 9.

Chiếc bánh tổ thường thấy vào dịp Tết


Có một điều thú vị trong chiếc bánh sủi cảo, không chỉ có ý nghĩa tạm biệt năm cũ và chào xuân mới; đôi khi người ta sẽ cho vào trong nhân tiền xu trước khi đem hấp, nếu ai ăn trúng chiếc bánh ấy thì được coi là may mắn cả năm. 

Các phong tục Tết cổ truyền Trung Quốc - Ảnh 10.

Bánh sủi cảo đôi khi có cả đồng xu


Như vậy các món ăn truyền thống đều mang những ý nghĩa khác nhau, chủ yếu mang các dấu hiệu về điềm lành trong năm mới.

Tết truyền thống của người Trung Quốc thường kéo dài đến tận ngày rằm tháng Giêng (tức tết Nguyên Tiêu) mới được coi là hết. Tuy nhiên ngày nay phong tục tết đã được lược giản hơn xưa rất nhiều. Ngoài ra, nhiều gia đình thay vì ăn bữa cơm tất niên tại nhà thì có thể đến các nhà hàng và nhiều người cũng chọn dịp nghỉ tết để đi du lịch.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Tuần lễ Văn hóa - Du lịch gắn với Lễ hội Ok Om Bok tỉnh Trà Vinh năm 2024

Tuần lễ Văn hóa - Du lịch gắn với Lễ hội Ok Om Bok tỉnh Trà Vinh năm 2024

Ông Nguyễn Quỳnh Thiện - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban tổ chức Tuần lễ Văn hóa - Du lịch gắn với Lễ hội Ok Om Bok tỉnh Trà Vinh năm 2024 vừa chủ trì cuộc họp thông qua dự thảo kế hoạch tổ chức Tuần lễ.

Lễ hội nước mắm truyền thống lần đầu tiên được tổ chức tại TP.HCM có gì đặc biệt?

Lễ hội nước mắm truyền thống lần đầu tiên được tổ chức tại TP.HCM có gì đặc biệt?

Lễ hội Nước mắm truyền thống lần đầu tiên được tổ chức sẽ diễn ra tại TP.HCM từ ngày 23 - 27/10 tại khu vực Thương xá Tã cũ. Nhiều hoạt động độc đáo giới thiệu và quảng bá nước mắm Việt sẽ diễn ra xuyên suốt 5 ngày tổ chức.

Nhà sử học Dương Trung Quốc: "Cầu Long Biên tồn tại bất chấp lũ lụt, vô tâm, lãng quên"

Nhà sử học Dương Trung Quốc: "Cầu Long Biên tồn tại bất chấp lũ lụt, vô tâm, lãng quên"

Theo nhà sử học Dương Trung Quốc, cầu Long Biên vẫn tồn tại đến ngày nay, bất chấp thời gian, thiên tai và cả sự vô tâm, lãng quên của con người.

Chủ quán thịt chó Hàn Quốc đang điêu đứng

Chủ quán thịt chó Hàn Quốc đang điêu đứng

Dự luật cấm thịt chó tại Hàn Quốc nhận sự ủng hộ của đa số người dân, nhưng lại bị nhóm tiểu thương buôn bán thịt từ chó, mèo phản ứng căng thẳng.

Độc đáo lễ hội Katê trong văn hóa Chăm và bảo vật Linga vàng

Độc đáo lễ hội Katê trong văn hóa Chăm và bảo vật Linga vàng

Katê là lễ hội dân gian đặc sắc nhất của người Chăm theo đạo Bà-la-môn ở Ninh Thuận và Bình Thuận với ý nghĩa tưởng nhớ các vị thần và cầu mong mưa thuận gió hòa, cuộc sống bình an. Đặc biệt, cộng đồng người Chăm này vừa đón nhận bảo vật quốc gia.

Quảng bá ẩm thực và du lịch Việt Nam qua chương trình mới từ tập đoàn châu Âu

Quảng bá ẩm thực và du lịch Việt Nam qua chương trình mới từ tập đoàn châu Âu

Trung tâm Thông tin du lịch (Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam) và Công ty TNHH Nestlé Việt Nam vừa công bố chương trình hợp tác năm 2024 trong khuôn khổ Đề án "Biến tấu vạn nguyên liệu, nấu triệu món Việt" với chuỗi hoạt động mới mẻ nhằm thúc đẩy du lịch và văn hóa ẩm thực Việt.