Thứ bảy, 20/04/2024

Thành công từ dự án "rải tiền trên núi đá"

22/10/2022 1:00 PM (GMT+7)

Mười năm, khoảng thời gian chưa phải là dài nhưng cũng không quá ngắn để đánh giá sự thay đổi tại một địa phương nằm trên dải đất biên cương địa đầu phía Bắc Tổ quốc-xã Thài Phìn Tủng (Đồng Văn, Hà Giang) nhờ các dự án bảo tồn các nguồn g


Nằm trên trục đường 4C từ Hà Giang đi Đồng Văn, trung tâm xã Thài Phìn Tủng, cách thị trấn Đồng Văn khoảng 10km. Thài Phìn Tủng theo tiếng Mông là “nhà trên hố nước”. Sở dĩ gọi như vậy là vì khi trời mưa, nước rơi xuống chảy tràn trên bề mặt, nhưng được một lát thì mất hút trong lòng đất. Thài Phìn Tủng là một trong những xã nghèo nhất của huyện Đồng Văn. Cả xã là một rừng đá tai mèo nhọn hoắt. Nước thiếu, đất thiếu, vốn thiếu, thông tin về kinh nghiệm làm ăn, áp dụng khoa học kỹ thuật thiếu khiến bà con nơi đây chỉ biết lật đá trồng ngô, nên cái nghèo cứ đeo bám dai dẳng.

Điều đáng ngạc nhiên là Thài Phìn Tủng lưu giữ nhiều nguồn gen thực vật quý hiếm lần đầu tiên phát hiện được nhờ chương trình hợp tác Việt Nam-Thụy Điển về phát triển nông thôn năm 1999. Đó là các loài thông đỏ bắc hay còn gọi là thông đá (theo cách gọi của địa phương), hoàng đàn rủ, dẻ tùng sọc nâu và thông tre lá ngắn, là những loài thuộc nhóm thông có giá trị kinh tế và sinh thái đặc biệt. Hai trong số 4 loài đã nêu được ghi vào Sách đỏ Việt Nam (2007), đó là thông đỏ bắc và hoàng đàn rủ.

Thành công từ dự án "rải tiền trên núi đá" - Ảnh 1.

Các nhà khoa học nghiên cứu thực địa tại xã Thài Phìn Tủng, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.

Vì vậy, năm 2003, Quỹ Môi trường toàn cầu, Chương trình tài trợ các dự án nhỏ (GEF SGP) đã tài trợ cho Trung tâm Đa dạng và An toàn sinh học dự án “Bảo tồn và phát triển nguồn gen quý hiếm, bảo vệ đa dạng sinh học ở xã Thài Phìn Tủng, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang”, mã số VN/02/004. Dự án tiến hành trong 3 năm (2003-2005) với mục tiêu: Điều tra, khảo sát khu phân bố, thử nghiệm dâm hom 4 loài thông (thông đỏ bắc, hoàng đàn rủ, dẻ tùng sọc nâu và thông tre lá ngắn); đồng thời xây dựng mô hình sản xuất phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương để tăng thu nhập của cộng đồng, giảm khai thác tài nguyên rừng, góp phần bảo tồn các loài có nguy cơ tuyệt chủng và bảo vệ rừng.

Dự án đã thu được một số kết quả đáng khích lệ: Phát hiện được thêm 8 loài thực vật quý hiếm, được ghi vào Sách Đỏ Việt Nam (2007), đó là: Thông 5 lá Pà Cò, đỉnh tùng, du sam đá vôi, thiết sam lá ngắn, thiết sam đông bắc, 7 lá 1 hoa và mã hồ, đồng thời còn phát hiện thêm nhiều cá thể của các loài quý hiếm. Dự án còn xây dựng một vườn ươm, diện tích 200m2, tạo được 9.500 cây giống các loài quý hiếm bằng cành hom. Dự án cũng dành kinh phí xây dựng một số mô hình sản xuất, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế, tạo niềm tin cho người dân.

Từ những kết quả thu được, với mong muốn lập lại màu xanh cho cao nguyên đá bằng chính những loài cây quý hiếm đã phát hiện, Quỹ Môi trường toàn cầu tiếp tục tài trợ dự án giai đoạn II với tên gọi “Bảo tồn và phát triển nguồn gen quý hiếm của hệ sinh thái núi đá vôi ở xã Thài Phìn Tủng, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang", mã số VN/06/11. Nhiệm vụ trọng tâm của giai đoạn II là triển khai 3 mô hình bảo tồn: Bảo tồn theo cộng đồng, theo nhóm hộ gia đình và hộ gia đình. Kết quả thu được cho thấy, mô hình bảo tồn theo nhóm hộ gia đình là tốt nhất, đã tạo được một vườn sưu tập diện tích 2ha với nhiều loài cây quý hiếm có tại chỗ và trồng bổ sung. Các giống cây lấy từ vườn ươm đem lên trồng ở vườn sưu tập đạt tỷ lệ sống cao, tăng trưởng nhanh. Mặc dù là những cây sống trên núi đá, nói chung có tốc độ tăng trưởng chậm, nhưng có cây thông đỏ sau 1 năm cũng đã cao 80cm; thông tre lá ngắn tăng trưởng khá hơn tới 1,1m; hoàng đàn rủ 1m.

Để góp phần làm thay đổi điều kiện sống khắc nghiệt của vùng núi đá trơ trọc, xung quanh vườn sưu tập, dự án đã gieo hạt cây keo đậu, vừa tạo hàng rào cây xanh, vừa cung cấp thêm chất hữu cơ, giúp các loài cây trồng quý hiếm tồn tại được trong thời gian đầu. Dự án còn trồng cỏ goatemala dưới hàng keo đậu để chuẩn bị thức ăn cho đàn bò trong tương lai, tức là giai đoạn III. Mô hình này có thể sử dụng phục vụ công tác giảng dạy, du lịch trong tương lai.

Việc có đến 3 dự án trên một địa bàn là chưa có tiền lệ đối với Quỹ Môi trường toàn cầu. Xã Thài Phìn Tủng đã may mắn có được điều này. Nếu như hai dự án trên, mục tiêu chính là bảo tồn và phát triển các loài thực vật quý hiếm đang đứng trước nguy cơ diệt vong, thì dự án thứ 3 với tên gọi “Xây dựng mô hình bảo tồn và phát triển giống bò vàng vùng cao, góp phần cải thiện mức sống và nâng cao nhận thức về bảo tồn nguồn gen vật nuôi cho cộng đồng xã Thài Phìn Tủng, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang" đã mang lại nhiều lợi ích cho người dân. Đây chính là điều kiện tiên quyết bảo đảm sự thành công bền vững của dự án do cuộc sống của người dân sẽ ngày càng được nâng cao.

Với 270 triệu đồng hỗ trợ 33 hộ gia đình, mỗi hộ mua được một con bò, trong đó 29 hộ nuôi bò đẻ và 4 hộ nuôi bò đực giống. Sau 3 năm, từ 29 con bò mẹ, đàn bò tăng lên thành 58 con, có 16 con chuẩn bị đẻ lứa thứ hai. Nhiều hộ gia đình rất vui, vì chỉ cần bán một con bê được 7 triệu đồng là đủ trả lại vốn cho dự án, được lãi 1 con bò mẹ và 1 con bê. Với 4 hộ nuôi bò đực giống, sau 3 năm được lãi khoảng 20 triệu đồng. 

Vừa qua, Ban Điều hành dự án đã làm lễ bàn giao cho xã toàn bộ số tiền mà Quỹ Môi trường toàn cầu tài trợ thông qua 3 dự án gồm 450 triệu đồng với sự chứng kiến của Đảng ủy, UBND xã Thài Phìn Tủng. Số tiền này xã sẽ quản lý và tiếp tục cho các hộ nghèo vay để phục vụ sản xuất với mức lãi suất ưu đãi (0,4%/năm).

Nhớ lại câu chuyện hơn 10 năm trước, khi tôi đưa ThS Nguyễn Thị Kim Anh, điều phối viên của Quỹ Môi trường toàn cầu đi kiểm tra để đánh giá tính khả thi của dự án. Trên đường từ TP Hà Giang (lúc đó còn là thị xã) đi Đồng Văn, Quốc lộ 4C xuyên qua các huyện Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, bốn bề bát ngát núi đá trơ trọc, ThS Nguyễn Thị Kim Anh lo lắng, sợ đầu tư vào một vùng như vậy chẳng khác nào mang muối bỏ biển. Lúc đó, để củng cố niềm tin cho người “cầm tiền rải trên núi đá”, tôi đã khẳng định: Đầu tư vào cao nguyên đá Đồng Văn là đầu tư vào một vùng tiềm năng. ThS Nguyễn Thị Kim Anh hỏi lại: Đó là tiềm năng gì? Tôi trả lời dứt khoát: Đó là tiềm năng du lịch. Thật may mắn, điều dự đoán này đang dần trở thành hiện thực, nhất là sau khi cao nguyên đá Đồng Văn được công nhận là “Công viên địa chất toàn cầu”.

Quỹ Môi trường toàn cầu với Chương trình tài trợ cho các dự án nhỏ (GEF SGP) đã để lại dấu ấn đậm nét ở xã Thài Phìn Tủng, vùng đất phên giậu phía Bắc, cả về mặt khoa học cũng như sự trợ giúp để người dân nơi đây từng bước vươn lên cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn, đóng góp vào sự nghiệp bảo vệ quốc phòng, an ninh của Tổ quốc. 

Theo QĐND

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Thảm xanh đẹp “hút hồn” tại Khu bảo tồn sinh thái Đồng Tháp Mười

Thảm xanh đẹp “hút hồn” tại Khu bảo tồn sinh thái Đồng Tháp Mười

Điểm tham quan Khu bảo tồn sinh thái Đồng Tháp Mười đã sẵn sàng đón du khách đến trải nghiệm những hoạt động du lịch mang tính thể thao ngoài trời trong kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5.

Nem Ninh Hòa - đặc sản xứ trầm hương

Nem Ninh Hòa - đặc sản xứ trầm hương

Tổ chức Kỷ lục châu Á vừa xác lập 10 kỷ lục châu Á mới về ẩm thực và quà tặng đặc sản Việt Nam theo bộ tiêu chí kỷ lục ẩm thực và đặc sản châu Á năm 2023, trong đó có nem nướng Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa.

Bánh xèo khổng lồ tại lễ hội bánh dân gian Nam Bộ

Bánh xèo khổng lồ tại lễ hội bánh dân gian Nam Bộ

Tại lễ hội bánh dân gian Nam Bộ năm 2024 đã diễn ra hoạt động đổ chiếc bánh xèo khổng lồ có đường kính kỷ lục 3m. Chiếc bánh do 15 nghệ nhân tham gia thực hiện, theo công thức truyền thống.

Bến Tre và Saigontourist ký kết hợp tác, thúc đẩy phát triển du lịch

Bến Tre và Saigontourist ký kết hợp tác, thúc đẩy phát triển du lịch

Ngày 16/4, tại Bến Tre, Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn (Saigontourist Group) và UBND tỉnh Bến Tre đã tổ chức Lễ ký kết hợp tác thúc đẩy phát triển du lịch Bến Tre giai đoạn 2024 - 2029.

Đến Hà Nội đừng bỏ lỡ cốc cà phê trứng

Đến Hà Nội đừng bỏ lỡ cốc cà phê trứng

Một cốc cà phê vào buổi sáng là thói quen của CEO Apple Tim Cook. Khi đến Hà Nội, ông đã tranh thủ thưởng thức món cà phê trứng độc đáo. Vậy cà phê trứng độc đáo thế nào?

Hé lộ vở đại nhạc kịch “Chuyến tàu huyền thoại” tại Lễ hội Sông nước TP.HCM 2024

Hé lộ vở đại nhạc kịch “Chuyến tàu huyền thoại” tại Lễ hội Sông nước TP.HCM 2024

Lễ hội Sông nước TP.HCM 2024 kéo dài đến 10 ngày, từ 31/5 đến 9/6. Điểm nhấn của lễ hội Sông nước TP.HCM 2024 là vở đại nhạc kịch “Chuyến tàu huyền thoại” trên sông Sài Gòn.