Hai ngày qua, anh Nguyễn Văn Hồng (xã Hàm Mỹ, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận) liên hệ nhiều thương lái để bán hơn 5 tấn thanh long đang chín. Một số thương lái vào vườn coi qua thanh long rồi trả giá chưa đến 1.000 đồng/kg, số khác thì từ chối thẳng.
"Đây là lứa chong đèn nghịch vụ thứ tư trong năm nay, tôi luân phiên chong đèn cho hơn 1.000 trụ. Vậy mà bán 4 lứa, chưa có lứa nào được trên 10.000 đồng/kg (mức giá được cho là hòa vốn đầu tư – PV). Riêng lứa đang chín này, tôi đã hỏi nhiều mối nhưng chưa có ai mua" - anh Hồng rầu rĩ.
Thanh long chín đỏ vườn tại Bình Thuận nhưng vắng bóng thương lái thu mua
Theo anh Nguyễn Hữu Quốc, người chuyên tổ chức nhân công thu hoạch thanh long ở huyện Hàm Thuận Nam, giá loại trái cây này trong 1 tuần qua quanh quẩn mức 1.000 – 2.000 đồng/kg. Riêng 2-3 ngày trở lại đây, thanh long chỉ còn khoảng 700 đồng/kg, thậm chí nhiều vườn tìm thương lái đến mua nhưng không được. "Hai hôm trước, chủ một vườn cắt hơn 6 tấn hàng nhưng chỉ bán được 600.000 đồng, chỉ bằng 2 bao gạo, thật sự là không tưởng tượng nổi" – anh Quốc băn khoăn.
Theo Hiệp hội Thanh long Bình Thuận, giá bán thanh long đang thấp chạm đáy, có nơi không tìm được người mua là do tình hình xuất khẩu gặp khó. Cụ thể, hiện việc xuất khẩu thanh long bằng đường bộ ở cửa khẩu phía Bắc đang ách tắc. Trong khi đó, xuất khẩu bằng đường biển hiện không đi được nhiều do tình trạng khan hiếm vỏ container cũng như chi phí vận chuyển quá cao.
"Một chuyến vận chuyển thanh long bằng đường biển bình quân khoảng 160 triệu đồng/container, gấp 4 lần so với trước đây. Đội chi phí cao như vậy, rồi sang thị trường Trung Quốc bán rất chậm hoặc bán với giá thấp thì doanh nghiệp đâu thể tiếp tục thu mua cho nông dân được" - ông Huỳnh Cảnh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thanh long Bình Thuận, giải thích.
Hiệp hội Thanh long Bình Thuận cho biết toàn tỉnh còn khoảng 70.000 tấn thanh long bước vào kỳ thu hoạch trong tháng 3-2022. Ngoài việc xuất qua cửa khẩu đang ùn ứ, công suất chứa của các kho lạnh ở địa phương này cũng đã quá tải.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Sở Công Thương TP.HCM yêu cầu các đơn vị tăng cường biện pháp quản lý giá, đảm bảo cung cầu hàng hóa, ổn định thị trường các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu trên địa bàn dịp cuối năm 2024 và dịp Tết.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hôm nay 18/11 nối lại việc bán vàng miếng SJC ra thị trường thông qua 4 ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước và công ty SJC; giá bán là 83,5 triệu đồng/lượng.
Vàng miếng lẫn vàng nhẫn tại nhiều cửa hàng TP.HCM sáng nay hết sạch. Trong khi đó, các công ty tăng mạnh giá mua vào để thu hút vàng từ người dân.
Giá vàng thế giới đang ở vùng thấp nhất tính từ giữa tháng 9 trong bối cảnh đồng USD và tiền điện tử (cụ thể là Bitcoin) tăng giá mạnh từ khi ông Donald Trump -- người ủng hộ tiền điện tử -- đắc cử tổng thống Mỹ ngày 6/11.
Nhiều tiệm vàng ở TP.HCM có diễn biến khá lạ vào hôm nay. Trong khi giá vàng miếng SJC tại các “ông lớn” giữ nguyên so với hôm qua thì có tiệm vàng quyết định tăng rất mạnh giá mua vào để "gom" hàng.