Không chỉ ĐH Quốc gia TP.HCM, Khu Công nghệ cao TP.HCM đi đầu đào tạo, hợp tác đào tạo, phát triển ngành thiết kế vi mạch, bán dẫn, mà các trường đại học ở nhiều địa phương cũng đang đẩy mạnh hoạt động này.
Synopsys, tập đoàn chip bán dẫn hàng đầu của Mỹ, đang đẩy nhanh hợp tác với Đại học Quốc gia TP.HCM trong phát triển nguồn nhân lực trình độ quốc tế về thiết kế vi mạch. Hai bên dự kiến sẽ đào tạo khoảng 1.800 kỹ sư thiết kế đến năm 2030.
ĐH Quốc gia TP.HCM sẽ phối hợp với Synopsys để phát triển Viện nghiên cứu bán dẫn. Đây sẽ là nơi cung cấp các trang thiết bị phục vụ đào tạo và nghiên cứu và là trung tâm kết nối, phát triển hợp tác lĩnh vực bán dẫn với doanh nghiệp, viện, trường đại học trong và ngoài nước.
Tập đoàn Marvell Technology có trụ sở tại California công bố sẽ thành lập một trung tâm thiết kế bán dẫn hàng đầu thế giới tại TP.HCM, và ngày khai trương chính thức không còn xa.
Việc nhiều trường triển khai đào tạo ngành Thiết kế vi mạch sẽ tạo ra nguồn nhân lực lớn trong 3-4 năm tới. Tuy nhiên, liệu rằng nhu cầu nguồn lực trong vài năm tới có nhiều như kỳ vọng và đầu ra của sinh viên có được đảm bảo?
Để đón đầu nhu cầu nhân lực lĩnh vực vi mạch bán dẫn tại Việt Nam trong thời gian tới, một số trường đại học tại TP.HCM bắt đầu tuyển sinh ngành học liên quan đến lĩnh vực này ngay trong năm 2024 này.